设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bxh nh】Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa 正文

【bxh nh】Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa

来源:88Point 编辑:Thể thao 时间:2025-01-10 00:16:01

Trước tình trạng rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp,ểnlacircmnghiệptheohướngxatildehộbxh nh Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị, kế hoạch vừa tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng vừa đẩy mạnh trồng rừng; đồng thời kiên quyết thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Bằng nhiều biện pháp phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng kiểm lâm, biên phòng với địa bàn có rừng để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và thường xuyên tổ chức lực lượng phối hợp tuần tra, nhiều vụ phá rừng có tổ chức đã bị bắt và đưa ra xử lý nghiêm trước pháp luật. Giai đoạn này đã có những chiến sĩ kiểm lâm phải đổ máu nhưng trước sự quyết tâm, quyết liệt giữ rừng của chính quyền các cấp, lâm tặc đã phải lùi bước. Tình hình phá rừng dần “hạ nhiệt” và nay gần như không còn. Năm 2012, toàn tỉnh bị mất 35,5 ha rừng; năm 2013 mất 18 ha; đến năm 2014 mất 1,86 ha. Mức độ phá rừng chỉ nhỏ lẻ, chủ yếu là nới rộng diện tích. Trạng thái rừng ở các khu vực bị phá chủ yếu là rừng lồ ô, hỗn giao lồ ô xen gỗ nghèo kiệt, mật độ cây và trữ lượng rừng thấp. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được chủ rừng, ngành chức năng và địa bàn có rừng quan tâm. Từ năm 2011 đến nay không có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra. Hầu hết các vụ cháy rừng đều được phát hiện sớm và dập tắt kịp thời, hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng; không gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân.

Chủ trương của ngành nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới sẽ tập trung nâng cao chất lượng rừng, bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất rừng sản xuất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nâng tỷ lệ che phủ chung (rừng tự nhiên, rừng trồng và cây đa mục đích) toàn tỉnh lên 74,8%.

Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là thu hồi những diện tích đã bị người dân lấn chiếm trái phép. Dù gặp rất nhiều khó khăn, có nơi các đối tượng cực đoan kích động người dân xâm canh chống trả bằng cách đốt xe công vụ, đánh cán bộ thi hành công vụ... song với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan và chính quyền nơi có rừng nên đã thu hồi được một diện tích khá lớn đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Trong 2 năm, toàn tỉnh đã thu hồi được 11.268 ha đất lâm nghiệp, trong đó huyện Bù Đăng thu hồi được 2.468 ha, Phước Long 2.866 ha, Đồng Phú 5.209 ha, Bù Đốp 497,9 ha và Lộc Ninh 226 ha. Thông qua công tác cưỡng chế thu hồi đất, không chỉ có tác dụng răn đe những người cố tình vi phạm mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng của các cấp, ngành và chủ rừng; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng hiệu quả, ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày được nâng cao.

Sau giai đoạn cưỡng chế thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép và tăng cường các biện pháp giữ rừng, tình trạng phá rừng đã giảm rõ rệt, rừng tự nhiên được bảo vệ và khôi phục tốt hơn; trồng rừng kinh tế bước đầu mang lại hiệu quả. Bắt đầu từ đây, hoạt động lâm nghiệp từ chủ yếu dựa vào quốc doanh đã chuyển sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Lâm nghiệp đã chuyển biến mạnh theo hướng chủ yếu từ khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Đồng thời tỉnh cũng đẩy mạnh trồng rừng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh giao đất sang cho thuê đất rừng, liên doanh trồng rừng, khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã trồng được 1.141 ha rừng; giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên 33.030 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 115 ha.

Từ cuối năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất UBND tỉnh một số giải pháp trong xử lý đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Theo đó việc thu hồi đất lấn chiếm được tiến hành khi thực hiện tốt các khâu: Xây dựng nguyên tắc thu hồi; phân loại đất bị lấn chiếm; xác định được loài cây, tuổi cây và ban hành các chính sách thu hồi, hỗ trợ, quản lý đất lấn chiếm, nhằm sử dụng hiệu quả diện tích được thu hồi.

Thảo Nguyên

热门文章

0.7285s , 5742.1328125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bxh nh】Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa,88Point  

sitemap

Top