Cháu gái đi du học,áugáiđiduhọcmởcameraởnhàthấybàngoạicóhànhđộngrơinướcmắxem trực tiếp cúp c1 châu âu mở camera ở nhà thấy bà ngoại có hành động rơi nước mắt
Tô Sa
(Dân trí) - Từ ngày đi du học, Trinh thường mở camera ở nhà nói chuyện với bà ngoại, thấy bà hướng về phía mình nở nụ cười hạnh phúc. Bà còn góp tiền, bảo "cho cháu gái tiền vé máy bay" về Việt Nam.
Đi du học xa, trong một lần xem camera ở nhà, Trinh (quê Nghệ An) thấy bà ngoại hướng về phía mình nở nụ cười hạnh phúc. Trước khi đi nước ngoài, cô gái nảy ra ý tưởng lắp camera đối thoại hai chiều trong phòng của bà, dặn bà "mỗi lần muốn nói chuyện thì ngó lên gọi cháu".
"Mình chỉ muốn nhìn thấy bà mỗi ngày, hoặc mỗi lúc có thời gian, thì lắp camera sẽ chủ động hơn là gọi qua điện thoại", cô gái nói.
Nữ du học sinh cho hay muốn an ủi bà ngoại trước khi đi học xa, nhưng thực tế khoảng cách địa lý và múi giờ chênh lệch giữa hai quốc gia khiến hai bà cháu đôi lúc không "gặp" được nhau, không phải lúc nào bà gọi Trinh cũng hồi đáp ngay.
Hồi đầu, cô thường xuyên nói chuyện với bà qua camera. Chờ lúc hệ thống báo có người hoặc có âm thanh, cô sẽ mở thiết bị ra gọi bà. Mỗi tuần, cô cũng sẽ gọi điện về Việt Nam hỏi thăm sức khỏe bà và các thành viên trong gia đình.
"Nhưng dần rồi tôi nhận ra điều này không hẳn là có ý nghĩa. Tôi vẫn theo dõi bà thường xuyên nhưng không muốn để bà biết nữa, vì bà mong lắm, cứ ngó lên suốt, cứ chờ cháu gái để nói chuyện. Do đó, nhiều khi không thể gọi được cháu thì bà buồn, tôi cũng bị yếu đuối theo", Trinh kể.
Cô cháu gái giải thích rằng bận đi học nên không thể bật điện thoại thường xuyên để nghe bà gọi, an ủi bà "lúc nào rảnh cháu sẽ gọi bà nên bà không cần phải chờ".
Trinh nói, trong ký ức của bà ngoại không có hình dung về một đất nước cách xa Việt Nam, cũng không biết khoảng cách địa lý là như thế nào. Bà chỉ mơ hồ về một nơi phải đi máy bay thay vì tàu hỏa hoặc xe khách như bình thường cô vẫn đi đi về về.
Nghe cháu gái nói "đất nước này không xa Hà Nội là bao nhiêu", chỉ khác là vé máy bay hơi đắt nên sẽ không thể về nhiều lần, người bà từng gom tiền, đưa hết cho Trinh bảo "cho tiền vé máy bay".
Trinh sống với bà ngoại từ nhỏ. Đến khi cô học năm thứ 3 đại học, bà chuyển về sống cùng gia đình cậu mợ ở một vùng quê thuộc huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Tuổi bà đã cao, cháu gái thường xuyên đi học xa nên không thể để bà ở nhà một mình.
Nữ sinh ít khi chia sẻ chuyện cá nhân lên mạng xã hội. Nhưng trong lần "ngoại lệ" tâm sự về bà ngoại, cô không ngờ nhận được hàng chục nghìn lượt yêu thương từ cộng đồng mạng.
"Mình muốn lan tỏa câu chuyện đến nhiều người, bởi hầu hết mọi người đều đã hoặc đang có hình ảnh ông bà ở trong tim. Hơn hết, cá nhân mình nghĩ sẽ là một ý tưởng hay nếu những bạn đang ở xa muốn nhìn thấy người thân và lưu lại khoảnh khắc đời thường của ông bà", Trinh nói.
Cô cảm thấy vui khi câu chuyện được đón nhận theo hướng tích cực, đặc biệt nhiều người quyết định sẽ lắp camera để gặp người thân một cách gần gũi hơn.
Dưới bài viết của Trinh, nhiều người dùng mạng bày tỏ xúc động, chia sẻ những kỷ niệm về ông bà và người thân.
"Mình đi học xa, thỉnh thoảng cũng mở camera lên xem cả nhà đang làm gì, rồi nói chuyện với bố mẹ. Chúc bà của bạn thật nhiều sức khỏe", tài khoản Hiền Nhi bình luận.
"Chúc bà nhiều sức khỏe, sống thật lâu với con cháu. Còn nhà mình năm nay lắp camera thì cũng chỉ còn chiếc giường trống của bà thôi", độc giả Thùy Trang viết.