Ngày 10/7/2020,ứngkhoánViệtNamhồiphụcnhanhnhấtvàổnđịnhnhấtkhuvựsoi kèo bồ đào nha vs Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2020. Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng chủ trì hội nghị. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài Chính, UBCKNN, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Thị trường hồi phục mạnh với thanh khoản ấn tượng
Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, dưới tác động của đại dịch Covid-19, TTCK toàn cầu quý I/2020 đã trải qua những biến động lớn chưa từng thấy. Việc ngắt mạch giao dịch liên tục diễn ra tại nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines…. Sang quý II, TTCK có hồi phục, nhưng vẫn khó lượng do diễn biến mới của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 2.
TTCK Việt Nam cũng chịu những tác động mạnh do dịch Covid-19 và chỉ số chứng khoán có diễn biến khá tương đồng với thế giới, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2020 về cơ bản đã thành công vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và ghi nhận sự phục hồi đáng kể.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Duy Thái. |
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, trong tháng 1/2020, TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng điểm từ cuối năm 2019, nhưng sau đó do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TTCK Việt Nam đã trải qua 2 kỳ giảm điểm nhanh và mạnh. Kết thúc quý I/2020, chỉ số VN-Index đã mất 33% giá trị so với thời điểm cuối năm 2019.
Bước sang quý II, cùng với sự hồi phục của thị trường thế giới, TTCK Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong 3 tháng liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ những biện pháp nới lỏng kinh tế, số liệu kinh tế vĩ mô phục hồi, ngân hàng trung ương các nước tiếp tục giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và tâm lý lạc quan của nhà đầu tư khi các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 6, chỉ số VN-Index đạt 825,11 điểm, tăng 24,5% so với thời điểm cuối quý I/2020, giảm 14,1% so với thời điểm cuối năm 2019. Thị trường cổ phiếu hiện có 1.647 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ với quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt gần 1.428 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với cuối năm 2019. Quy mô vốn hóa của thị trường tại thời điểm cuối tháng 6 đạt gần 3.900 tỷ đồng, tăng 24% so với thời điểm cuối quý I và giảm 11,2% so với cuối năm 2019, tương đương với 64,5% GDP năm 2019.
“Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất khu vực và thế giới” – Phó Chủ tịch UBCKNN thông tin và nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Dũng cho rằng, năm 2020 là một năm rất khó khăn cho cả nền kinh tế và TTCK. Ở Việt Nam, khi dịch Covid-19 xảy ra, cũng như nhiều nước, chúng ta ở thế bị động, nhưng đã nhanh chóng chuyển được sang trạng thái “chủ động trong bị động”. Nhờ giữ vững quan điểm trong điều hành, chủ động về giải pháp, nên TTCK vẫn được duy trì thông suốt và giữ được nhịp ổn định. Các đơn vị và nhà đầu tư (NĐT) cũng nhanh chóng chuyển trạng thái và kịp thời bố trí làm việc, giao dịch từ xa. Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách, trong đó điểm nhấn là giảm giá dịch vụ, giảm phí, lệ phí chứng khoán đã kịp thời được Bộ Tài chính ban hành và mang lại hiệu quả thực sự cho thị trường. Các đơn vị thuộc UBCKNN cũng đã rất nỗ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính, chủ động vào cuộc để cùng gỡ khó, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), thành viên thị trường và NĐT trong thời gian cao điểm của đại dịch.
Bên cạnh đó, cũng do dịch bệnh đến bất ngờ và lan rộng toàn cầu, khiến dòng vốn của NĐT nước ngoài trên toàn cầu bị rút ra mạnh và tác động tiêu cực tới TTCK, nhưng với Việt Nam, nhờ nội lực trong nước đã hỗ trợ cho thị trường được giữ vững và hồi phục với thanh khoản tăng rất tốt.
“Chưa bao giờ dòng vốn nước ngoài rút ròng nhiều và mạnh như thời gian vừa qua. Ở Việt Nam, có thời điểm cũng bị rút ròng nhưng giá trị không nhiều. Trong 3 tháng gần đây, NĐT nước ngoài đã quay lại mua ròng, đặc biệt là trên thị trường trái phiếu chính phủ” – ông Trần Văn Dũng nói.
“Có thể nói hai nỗi lo lớn nhất trong mùa dịch Covid-19 là thị trường bị gián đoạn và khối ngoại rút ròng ồ ạt, thì đến thời điểm này cơ bản đã không xảy ra với TTCK Việt Nam” – Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh.
Khó khăn chung vẫn còn, nhưng Việt Nam có nhiều điểm tựa
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, HOSE, HNX, VSD cũng phát biểu chúc mừng những kết quả tích cực mà TTCK và UBCKNN đã đạt được trong 6 tháng đầu năm; đồng thời đóng góp thêm ý kiến góp ý để UBCKNN hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm đề ra.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng đã cảm ơn những ý kiến động viên và góp ý rất sát thực, ý nghĩa của đại diện các đơn vị tham gia; đồng thời, đề xuất trong thời gian tới các đơn vị tăng cường hơn nữa việc trao đổi trực tiếp và hỗ trợ hơn nữa để UBCKNN hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm.
Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Duy Thái. |
Ông Trần Văn Dũng cho biết thêm, hiện nay, việc kiểm soát dịch Covid-19 vẫn chưa thể đoán định khi nhiều quốc gia số người nhiễm và tử vong vẫn tăng. Điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng, giao thương kinh tế toàn cầu, nên TTCK dự kiến sẽ có nhiều biến động lớn và Việt Nam khó tránh khỏi tác động. Vì thế, DN trong nước chắc chắn sẽ còn chịu tác động lớn. “Quý I đã chịu ảnh hưởng, nhưng kết quả kinh doanh quý II dự báo sẽ còn xấu hơn và nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt trên thế giới thì rất có thể tình hình này sẽ còn kéo dài trong quý III và IV” – ông Dũng nói.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu UBCKNN, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều điểm tựa đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế và công tác kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả. “Nếu dịch bệnh trong nước tiếp tục được khống chế tốt, thì DN chỉ chịu ảnh hưởng yếu tố bên ngoài, còn các yếu tố nội tại sẽ cơ bản được hỗ trợ. TTCK do đó sẽ cơ bản được hậu thuẫn tích cực. Chúng ta cần tiếp tục duy trì sự “chủ động trong bị động”, “tấn công nhưng trong phòng thủ”, để hỗ trợ TTCK giữ được nhịp tăng trưởng ổn định.
Trao đổi về một số nhiệm vụ UBCKNN và các đơn vị trong 6 tháng cuối năm, Chủ tịch Trần Văn Dũng cho hay, với 04 nghị định, 11 thông tư phải hoàn thành trong năm nay là một khối lượng công việc đồ sộ phải hoàn thành; tuy nhiên UBCKNN sẽ cố gắng cao nhất để các văn bản này không bị chậm theo lộ trình đề ra.
Chủ tịch UBCKNN cũng yêu cầu các đơn vị thuộc trực thuộc Ủy ban cần tập trung tất cả để hỗ trợ DN, NĐT. “Vừa qua, cái cách thủ tục hành chính đã được triển khai tốt, tuy nhiên cần phát huy hơn nữa để hỗ trợ tối đa cho DN và NĐT” – ông Dũng nói.
Ông Trần Văn Dũng cũng đề nghị các đơn vị liên quan, các Sở giao dịch chứng khoán và Cục Tài chính DN phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tháo gỡ và tổ chức công tác thoái vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tập trung việc phối hợp với DN để hỗ trợ các tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy các DN chào sàn chứng khoán.
Bên cạnh đó, với TTCK phái sinh, việc đưa các chỉ số mới vào giao dịch là rất quan trọng. Do vậy, ngoài chỉ số VN30 hiện đang giao dịch, chỉ số VNX200 mà HNX đang xây dựng, thì đề nghị HNX lấy thêm ý kiến để xây dựng thêm các chỉ số mới, chẳng hạn như VNX100, VNX70, … để thị trường này đa dạng sản phẩm và sôi động hơn.
Ngoài ra, đối với hệ thống công nghệ thông tin cho TTCK, Chủ tịch UBCKNN đề nghị HOSE, HNX, VSD cần quan tâm hơn nữa, phối hợp, đề xuất, khắc phục khó khăn để hệ thống quan trọng này sớm chính thức vận hành hiệu quả./.
Duy Thái