Hải quan Việt Nam phối hợp phòng,ảiquanHàNộitriểnkhaichốngbuônlậudịpcuốinăti le ca cuoc bd chống buôn lậu với Hải quan Hồng Kông (Trung Quốc) Hải quan Nội Bài song hành tạo thuận lợi với phòng chống buôn lậu Hải Phòng: Cảnh giác với “sóng ngầm” buôn lậu cuối năm |
| Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp với Đội 7 - Công an TP Hà Nội, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Công an Cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. |
Thủ đoạn che giấu thông tin người gửi, người nhận Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Phan Quốc Đông cho biết, sau dịch Covid-19, năm 2023 các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đã trở lại bình thường, các chuyến bay quốc tế với tần suất như trước dịch. Cùng với đó là tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới. Lực lượng chức năng đã phát hiện thủ đoạn giả đối tượng người gửi, người nhận trong thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Thủ đoạn này không chỉ ở tuyến chuyển phát nhanh mà cả những hoạt động tuyến đường xuất nhập khẩu hàng hóa khác. Trước tình hình đó, năm 2023 Cục Hải quan Hà Nội đã có những cảnh báo cao hơn đối với toàn đơn vị về các phương thức thủ đoạn buôn lậu, ma túy. Chỉ tính trong 8 tháng qua, cùng với các lực lượng chức năng, Hải quan Hà Nội đã xử lý hơn 800 vụ việc vi phạm, xử phạt hơn 20 tỷ đồng; bắt giữ, xử lý 37 vụ ma túy và 30 đối tượng, tang vật thu giữ hơn 700kg ma túy tổng hợp các loại. Trong các tuyến đường vận chuyển trọng điểm, hàng không là “điểm nóng” nhiều nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại. Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đánh giá, thời gian qua, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài vẫn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Hàng hoá vi phạm thường có giá trị kinh tế cao như vàng, ngoại tệ, sản phẩm động vật hoang dã, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, sữa, rượu, thuốc lá, xì gà, quần áo, túi xách, đồng hồ, điện thoại... Hàng hoá vi phạm đặc biệt là ma tuý thường được cất giấu tinh vi trong các loại hàng hoá như: thực phẩm, đồ may mặc, dầu gội đầu, kem đánh răng; cất giấu trong các máy móc thiết bị, đồ gia dụng khó bị phát hiện thông qua soi chiếu. Các đối tượng đi từ các nước là điểm nóng về ma tuý hoặc có lịch bay vòng qua nhiều nước; có sự dịch chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay Nội Bài, sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía Nam... Các đối tượng dùng thủ đoạn che giấu thông tin người gửi hàng và người nhận hàng. Đối với hàng xuất khẩu, thông tin khai báo về tên người gửi thường không rõ ràng hoặc đứng tên các công ty vận chuyển tại Việt Nam; đối với hàng nhập khẩu tên người nhận thường có địa chỉ nhận không rõ ràng hoặc tại các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội. Đáng chú ý, để đưa hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... trót lọt vào nội địa tiêu thụ, các đối tượng thường dùng phương thức thủ đoạn khai sai tên hàng, số lượng hàng hóa, mã số, thuế suất hoặc sử dụng các công ty có nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công thuê cho nước ngoài sau đó đưa hàng hóa về Việt Nam để tiêu thụ. Khi bị phát hiện các đối tượng sẵn sàng không làm thủ tục nhận hàng, chủ hàng thường không trực tiếp vận chuyển mà thuê người vận chuyển, làm thủ tục nên khi bắt giữ khó xác định chủ hàng... Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các đối tượng đã lợi dụng phương thức này để mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua các nền tảng điện tử xuyên biên giới, rồi vận chuyển về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh. Để hợp thức hóa hàng lậu, các đối tượng không khai báo, hoặc khai báo hải quan không đúng với thực tế lô hàng hoặc nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn… Kiểm soát chặt tuyến hàng không Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua tuyến hàng không. Báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, các lực lượng đã phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý 827 vụ vi phạm về vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điển hình là vụ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện 54,16kg ngà voi và 22,63kg sừng tê giác vận chuyển từ Angola đến Hà Nội ngày 27/6. Vụ việc đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài chuyển toàn bộ hồ sơ và tang vật vi phạm đến Công an TP Hà Nội để khởi tố về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo Điều 244, Bộ Luật hình sự. Liên quan đến ma túy, điển hình là vụ việc ngày 7/5, Chi cục phối hợp cùng các đơn vị chức năng kiểm tra 1 lô hàng gồm 4 kiện/355kg, trong đó có 7 kiện nhỏ chứa ma túy; tang vật vi phạm gồm: 36,5 kg ma túy tổng hợp MDMA; 5,64 kg Ketamin và khoảng 8023,48gram ma túy tổng hợp… Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Phan Quốc Đông, những tháng cuối năm các hoạt động thương mại dự báo sẽ nhộn nhịp hơn kéo theo đó là tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trước tình hình đó, Cục Hải quan Hà Nội xác định triển khai mạnh mẽ các biện pháp, giải pháp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện các chuyên án. Căn cứ các hồ sơ điều tra, nghiên cứu nắm tình hình để phân tích dấu hiệu rủi ro từ tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường từ châu Âu, Đông Bắc Á là những tuyến thường có dấu hiệu lợi dụng gian lận buôn lậu, gian lận vào thời điểm cuối năm. Đồng thời, đơn vị cũng tăng cường kiểm tra giám sát, sử dụng phương tiện nghiệp vụ để nắm bắt tình hình, chuẩn bị lực lượng để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả cao nhất. |