【nhận định bóng đá hạng 2 pháp】Cải thiện môi trường kinh doanh: Chưa đồng đều giữa các địa phương
Hai “đầu tàu” còn ít chuyển biến
Theo báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – góc nhìn từ doanh nghiệp vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, nhìn chung, các doanh nghiệp đều nhận thấy môi trường đầu tư kinh doanh trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, các địa phương.
Đánh giá về mức độ chuyển biến trên 11 lĩnh vực trong Nghị quyết 19, Trưởng ban Pháp chế, VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, có 2 lĩnh vực được đánh giá tốt nhất là thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng. Trong khi đó, các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập khẩu, bảo vệ nhà đầu tư và phá sản doanh nghiệp được xem là không có cải thiện đáng kể. Không gian cải cách vẫn còn rất nhiều và cần có nhiều nỗ lực hơn nữa từ các bộ, ngành và địa phương, nhưng dường như vẫn còn một hành trình dài để có tác động tới doanh nghiệp.
Một số tỉnh, thành phố được cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá cao như: Đồng Tháp, Đà Nẵng, Bình Định, Bạc Liệu, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, An Giang, Long An. Khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp cảm nhận tích cực nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.
“Đáng chú ý, khi đánh giá về sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực thủ tục hành chính thuế, doanh nghiệp tại các địa phương có mức độ cảm nhận khác nhau. Hầu hết các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam đều được đánh giá tốt về cải cách thủ tục hành chính thuế, điển hình trong số đó là: Đồng Tháp, Cần Thơ và Bạc Liêu. Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ cũng được nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự chuyển biến về thủ tục hành chính thuế như: Bình Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Đáng chú ý, hai thành phố có nhiều doanh nghiệp nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều nằm trong nhóm ít chuyển biến”, ông Tuấn cho biết thêm.
58% doanh nghiệp vẫn phải xin "giấy phép con"
Báo cáo cũng chỉ rõ, trong lĩnh vực minh bạch công tác thanh, kiểm tra, khá nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn tình trạng bị thanh, kiểm tra quá nhiều lần và có nội dung trùng lặp. Theo Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra 2 lần trở lên/năm vẫn lên đến gần 40%, trong đó có 13% doanh nghiệp cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các đoàn kiểm tra. Đáng chú ý là hầu hết các doanh nghiệp được hỏi cho biết họ chưa bao giờ tiếp một đoàn kiểm tra liên ngành. Các cơ quan chức năng vẫn đi riêng, kiểm tra riêng, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian. Có đến 43% số doanh nghiệp bị thanh tra về thuế, 30% về an toàn phòng cháy chữa cháy và 20% về quản lý thị trường.
Tính đến hết tháng 10/2018, nhiều bộ đã tiến hành rà soát các quy định về diện hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Một số bộ đã có văn bản cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ… Các danh mục hàng hóa nhóm 2 mới được ban hành đã có đầy đủ mã HS, tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số doanh nghiệp, có trường hợp việc cắt giảm chỉ tập trung vào những mặt hàng có khối lượng nhỏ, còn những mặt hàng có khối lượng thương mại lớn thì chưa được cắt giảm. Vẫn còn tình trạng hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành nhưng lại chưa có quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc tiêu chí, phương pháp kiểm tra.
Phản ánh của doanh nghiệp cho thấy, việc phải xin các “giấy phép con” vẫn diễn ra phổ biến và gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra PCI 2017, vẫn có đến 58% trên tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này. Một số thủ tục khác doanh nghiệp vẫn bị cán bộ “hành lên hành xuống”, đi lại nhiều lần mới hoàn thành. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp phàn nàn vẫn bị nhiều cơ quan bộ, ngành cùng thanh kiểm tra trong khi Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu không được thanh, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần/năm. Theo khảo sát với trên 10.000 doanh nghiệp, vẫn có tới 40% bị thanh kiểm tra từ hai lần trở lên. Năm 2016, con số này là 48%
Từ góc nhìn của mình, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, kết quả thực chất của quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh… không đạt như mong đợi. Tuy các bộ đều báo cáo đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh, nhưng thủ tục cắt giảm có tác động thực chất chỉ khoảng trên 40%. Kinh nghiệm cho thấy quá trình cắt bỏ giấy phép mất rất nhiều thời gian, rất khó khăn và gian khổ nhưng quá trình phục hồi lại rất nhanh, và mức độ cài cắm sau mỗi lần phục hồi lại tinh vi hơn.
相关文章
Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
Ngày 6/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, trong ngày 52025-01-10Xôn xao lộ đề thi học sinh giỏi, Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng phủ nhận
Xôn xao lộ đề thi học sinh giỏi, Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng phủ nhậnHoàng HồngThứ sáu, 01/11/22025-01-10Hai học sinh sáng chế máy bào lạt tre "chấp" 5 thợ thủ công
Bình Định:Hai học sinh sáng chế máy bào lạt tre "chấp" 5 thợ thủ côngDoãn CôngThứ tư, 30/12025-01-10Sở GD&ĐT chậm cấp thiết bị dạy học, thầy trò "giật gấu vá vai"
Sở GD&ĐT chậm cấp thiết bị dạy học, thầy trò "giật gấu vá vai"Hạnh LinhChủ nhật, 06/102025-01-10Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
Khởi động sau thời điểm với dự án Bauxite Tây Nguyên chỉ ít năm, nhưng đến nay, dự án mỏ sắt Thạch K2025-01-10Hai học sinh trường công vô địch cuộc thi tranh biện tiếng Anh quốc tế
Hai học sinh trường công vô địch cuộc thi tranh biện tiếng Anh quốc tếHoàng HồngChủ nhật, 10/11/20242025-01-10
最新评论