TheệtNamlênngôivịxuấtkhẩugạosốthếgiớnhận định los angeles fco nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ cuối tháng 9 đến nay, Việt Nam đã duy trì được vị trí số 1 trong xuất khẩu gạo và nhiều khả năng sẽ giữ vững vị trí này đến hết năm. Dự kiến tổng lượng gạo xuất khẩu được lên đến 7,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Với con số nói trên, Việt Nam đã xếp trên Ấn Độ, Thái Lan về xuất khẩu gạo. Hiện Ấn Độ mới xuất được 5,8 triệu tấn; Thái Lan 5,3 triệu tấn...
Thống kê của VFA cho thấy, tổng lượng gạo xuất đi trong 10 tháng đầu năm là 6,484 triệu tấn gạo, mang lại giá trị 2,877 tỉ USD. Dự kiến, 2 tháng còn lại của năm sẽ xuất tiếp khoảng 1,05 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác nhận, lượng gạo hàng hóa cả năm xuất khẩu từ 7,5 - 7,7 triệu tấn là hoàn toàn có cơ sở.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có nhiều lợi thế. Ảnh: internet |
Sự tăng vọt của xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 10 là do các doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu với Indonesia 300.000 tấn, giá lúa gạo trong nước tăng lên. Giá lúa hạt dài tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay lên 6.185 đồng/kg, lúa thường 6.025 đồng/kg.
Theo ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA, từ nay đến cuối năm cũng như cả quý I/2013, gạo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh giá với gạo Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Thái Lan. Tuy nhiên, theo ông Phong, các nước sản xuất ngũ cốc lớn như Mỹ giảm 50% sản lượng, Úc giảm 30%, Ukraine giảm 50%... Do đó, các nước xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn có nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, VFA cảnh báo, xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc rất đáng lo ngại. Việc gạo xuất bán nhiều sang Campuchia, Trung Quốc có lợi trước mắt song bất lợi lớn là có thể gây thiếu hụt hàng cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký, chưa kể phần lớn lượng gạo của Việt Nam chảy sang các nước xuất khẩu gạo khác và họ sẽ lợi dụng để đưa vào xuất khẩu, cạnh tranh trực tiếp với gạo của Việt Nam.
Thảo Lê