【lịch u21 quốc gia】Người nuôi cá tra thắng lớn
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:56:52 评论数:
Từ đầu năm 2018 đến nay,ườinuictrathắnglớlịch u21 quốc gia giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long dao động ở mức cao từ 27.000-29.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi trúng đậm; từ đó thúc đẩy nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra khởi sắc trở lại.
Người nuôi cá tra có lời nhiều nhờ bán giá cao.
Doanh nghiệp và người nuôi đều thắng
Tại Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… nhiều doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều phấn khởi khi tình hình sản xuất, tiêu thụ thuận lợi. Ông Nguyễn Thanh Bình, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh ĐồngTháp, khoe: “Tôi chuẩn bị bán 300 tấn cá tra với giá mà doanh nghiệp đặt mua khoảng 28.000-29.000 đồng/kg, ước tính trừ hết các khoản chi phí đầu tư thì mức lợi nhuận được gần 3 tỉ đồng; mức lời này khá cao trong vài năm nay”. Trong khi đó nhiều nông dân nuôi cá tra ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang cũng vô cùng phấn khích, bởi giá cao giúp người nuôi thu lời nhiều, có tiền mua sắm chuẩn bị đón Tết Mậu Tuất 2018 sung túc.
Các doanh nghiệp chế biến cũng tất bật sản xuất để giao hàng cho đối tác quốc tế. Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Việt (Navico), cho biết: “Ngay những ngày đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng, dự kiến trong tháng 1 này Navico xuất khẩu cá tra đạt khoảng 12 triệu USD, tăng gần 4 triệu USD so cùng kỳ năm trước”. Theo ông Tới, năm 2017, Navico đạt doanh số xuất khẩu cá tra tới hơn 90 triệu USD, giá xuất bình quân từ 2,7-3,7 USD/kg (tùy loại và tùy thị trường). Kế hoạch năm 2018, Navico phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra từ 120-130 triệu USD.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu trong năm qua hoạt động khá hiệu quả, bởi thị trường tiêu thụ rộng mở và giá cả khá tốt. Cũng nhờ xuất khẩu ổn định nên người nuôi cá bán được giá cao, lời nhiều. Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, toàn tỉnh có khoảng 833ha nuôi cá tra, sản lượng hơn 287.339 tấn. Giá thành nuôi cá tra hiện nay khoảng 21.000-22.000 đồng/kg, trong khi giá bán cao hơn nên hầu hết các hộ nuôi đều thắng lớn. Có thể nói, sau mấy năm người nuôi lận đận vì rớt giá thì nay nghề cá có chuyển biến tích cực.
Liên kết phát triển bền vững
Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thủy sản Navico, cho rằng: “Mấy năm trước, các doanh nghiệp và người nuôi cá đều khó khăn do thị trường xuất khẩu ì ạch. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn “thanh lọc” các nhà máy cá tra yếu kém, từ đó “lập lại trật tự” nghề cá. Cụ thể, đã có khá nhiều doanh nghiệp yếu, sản xuất sản phẩm kém chất lượng, làm ăn thiếu liên kết, chụp giựt… đã dẫn đến thua lỗ, ngưng hoạt động. Thế là, năm 2017 vừa qua, những doanh nghiệp toàn tâm toàn ý với nghề cá, có đầu tư nhà máy với công nghệ hiện đại, có vùng nuôi, liên kết với nông dân… cùng nhau lấy lại chỗ đứng cho con cá tra Việt Nam trên thương trường quốc tế bằng những sản phẩm cá tra chất lượng, giá trị cao. Có thể nói, nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đang vận hành đúng hướng, mà ở đó chú trọng sự liên kết, chất lượng, hoạt động theo chuỗi giá trị…”. Theo ông Doãn Tới, với tình hình thị trường xuất khẩu hiện nay, dự báo trong năm 2018, giá cá tra nguyên liệu còn duy trì mức cao; nhưng từ năm 2019 trở đi vẫn còn là ẩn số bởi nhiều nước trên thế giới thường xuyên gây khó cho cá tra Việt Nam. Vì vậy, vấn đề lúc này là không vội vàng mở rộng diện tích nuôi; trong đó những hộ nhỏ lẻ, không có liên kết với doanh nghiệp thì không nên nuôi cá, bởi nguy cơ rủi ro cao.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, cho biết: “Từ các bài học trước đây là khi giá cá tăng thì người dân ùn ùn nuôi dẫn đến thừa sản lượng và rớt giá. Do đó thời gian gần đây tỉnh An Giang kiểm soát chặt về sản lượng và không để “tăng trưởng nóng”. Quan điểm của tỉnh là nuôi cá tra phải nằm trong vùng quy hoạch, việc mở rộng diện tích phải từng bước theo nhu cầu thị trường…”. Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có 1.504ha nuôi cá tra với sản lượng 403.000 tấn. Trong đó, 70% diện tích do các doanh nghiệp chế biến trực tiếp nuôi, 30% còn lại do các hợp tác xã và nông dân nuôi có ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp chế biến (doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn và thu mua lại sản phẩm). Chính vì sự liên kết chặt chẽ này, mặc dù với sản lượng lớn, áp lực từ rào cản thương mại, phi thương mại… nhưng ngành hàng cá tra luôn vượt qua khó khăn và có mức tăng trưởng ổn định.
Cùng với sự liên kết thì vấn đề quan trọng là đầu tư nâng cao chất lượng con giống, bởi con giống thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế. Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, con giống là khâu quan trọng đầu tiên để phát triển cá tra, khi con giống sạch bệnh thì việc nuôi cá mới đạt năng suất, chất lượng cao và xây dựng được thương hiệu. Thế nhưng lâu nay con giống chưa được quản lý chặt, cũng như quan tâm đầu tư đúng mức. Điều đáng mừng là mới đây Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, tại An Giang”. Mục tiêu của đề án, đến năm 2020 có 1.000ha tham gia chuỗi sản xuất giống chất lượng, chiếm khoảng 50% diện tích ương giống cá tra ở ĐBSCL; cung cấp khoảng 50% nhu cầu con giống cá tra (tương đương 1,75 tỉ con giống). Đến năm 2025, cung cấp 70% nhu cầu giống cá tra (tương đương 2,8 tỉ con giống)… Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh An Giang và các tỉnh ĐBSCL cần nhanh chóng tạo quỹ đất hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống. Các bộ, ngành chức năng sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất giống tập trung ở An Giang và Đồng Tháp. Đối với các tỉnh còn lại sẽ vận dụng nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng những nơi làm giống ở địa phương mình.
Bài, ảnh: HƯNG TÂN