| Talkshow “Đảm bảo điện cho miền Bắc năm 2022” do Báo Đầu tư tổ chức thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả,áoĐầutưCầunốitrungthựckháchquansốngđộkenhacai nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Ảnh: Chí Cường |
Hút độc giả vào trực tuyến Năm 2019, trong loạt bài “Lỗ hổng an ninh năng lượng” đăng trên Báo Đầu tư, tôi có viết rằng, trong 3 năm trở lại đây, đầu tưcho ngành năng lượng, gồm điện - than - dầu khí, suy giảm đã tạo ra khoảng trống, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của nước ta. Với một nền kinh tếcó tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, để thoát “bẫy thu nhập trung bình”, thì an ninh năng lượng phải là trụ cột trong chính sách phát triển, chứ không thể là “gót chân Asin” của nền kinh tế. Loạt bài này dù đem lại vinh dự cao quý cho cá nhân (Giải B - Giải Báo chí quốc gia), nhưng tôi không thấy niềm vui trọn vẹn. Trong tôi vẫn luôn khắc khoải mối quan tâm với việc cấp điện ổn định, an toàn cho nền kinh tế, bởi tôi cùng gia đình là một tế bào trong đó và sẽ không thể tránh khỏi ảnh hưởng, nếu nền kinh tế gặp những tổn thương do cấp điện không ổn định. Có một thực tế là, từ năm 2011 đến 2018, tức là 7 năm liền, ngành điện không thiếu điện để cung cấp cho phát triển kinh tế, nhưng đến năm 2018 thì không còn dự phòng nữa. Dẫu vậy, sự may mắn vẫn diễn ra trong thời gian qua. Khi các nguồn điện lớn gặp khó về triển khai đầu tư trong nhiều năm, thì nhờ sự phát triển nóng của năng lượng tái tạo (gồm điện mặt trời và điện gió) trong giai đoạn 2019 - 2021, cùng với tác động của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới đình trệ sản xuất trong năm 2020 - 2021, đã giúp cấp điện chưa phải đối mặt với những thách thức nan giải như dự báo. Nhưng, dịch bệnh rồi cũng qua, nhịp sống trở lại bình thường, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng cao. Năng lượng tái tạo dù bùng nổ, nhưng không phải là nguồn ổn định, còn các nguồn điện lớn vẫn bế tắc, lại làm dấy lên nỗi lo về đảm bảo điện. Trên thực tế, đầu tháng 6/2021, việc cắt điện đã diễn ra ở một vài nơi, trong một vài thời điểm. Dù nhiều người lạc quan cho rằng, tình trạng này chỉ diễn ra trong một vài thời điểm cực đoan, nhưng những người hiểu rõ ngành điện lại rất lo lắng, bởi việc cắt điện sẽ diễn ra nhiều hơn, nếu các giải pháp khắc phục không được nhanh chóng đưa ra và giải quyết một cách quyết liệt. Khi chia sẻ tâm tư này với nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và các chuyên gia, tôi đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm và quan tâm. Các doanh nghiệp và chuyên gia đều mong muốn có được những diễn đàn thực chất và gần gũi để truyền tải các thông điệp cụ thể tới cơ quan hữu trách và cộng đồng, nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp và thiết thực để đảm bảo điện đi trước một bước, tạo đà cho phát triển kinh tế. Khi tờ báo và từng phóng viên thấu hiểu ngành, lĩnh vực mà mình được phân công theo dõi, nắm bắt được dòng chảy của các hoạt động kinh tế, của ngành, thì sẽ dễ dàng chọn đúng và trúng vấn Đề. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng không ngại coi báo chí là bạn đồng hành. |