【xếp hạng cúp c2】Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP

Thông tin mới nhất về xuất khẩu khỉ sang thị trường Trung Quốc Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc chính thức vượt 110 tỷ USD Xuất khẩu sầu riêng: Cách nào để làm chủ thị trường?ốcthịtrườngxuấtkhẩulớnnhấtcủaViệtNamtrongkhốxếp hạng cúp c2

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị phổ biến các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA và RCEP do Văn phòng SPS Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 2/8.

Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP
Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP

Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường phổ biến, cập nhật các quy định an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) để giúp doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân tham gia chuỗi sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm và thủy sản nâng cao nhận thức, tuân thủ quy định của thị trường nhập khẩu.

Chia sẻ tại Hội nghị, ThS. Lương Ngọc Quang - Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, các quy định SPS trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) dựa trên 6 tiêu chí, gồm: tuân thủ quy định quốc tế, đánh giá rủi ro dựa trên khoa học, minh bạch, khuyến khích các phương pháp công nhận lẫn nhau, hợp tác và ứng dụng công nghệ trong chứng nhận.

Đối với nhóm các nước RCEP, khi xuất khẩu hàng hóa, việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật gây hại. Các quy định nhập khẩu thường yêu cầu ngăn chặn các loại sinh vật gây hại nguy hiểm hoặc các mối nguy về an toàn thực phẩm từ việc xâm nhập vào nước nhập khẩu. Kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ nguy cơ lây lan dịch hại qua đường thương mại, đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch thực vật. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp hàng hóa xuất khẩu được chấp nhận tại nước nhập khẩu mà còn giúp tránh các rủi ro tại cảng đến. Đảm bảo làm thủ tục kiểm dịch và an toàn thực phẩm đầy đủ giúp doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn về quá trình xuất nhập khẩu.

“Mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch thực vật. Việc tuân thủ giúp hàng hóa xuất khẩu được chấp nhận tại nước nhập khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo, hoặc hạn chế nhập khẩu”, ông Quang nói.

Với lĩnh vực Bảo vệ thực vật, việc tuân thủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là quan trọng nhất. Đây là yêu cầu bắt buộc khi đưa hàng hóa xuất khẩu nhưng không bắt buộc với sản phẩm nội tiêu.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong RCEP. Số lượng sản phẩm được phép xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất, hiện là 12 sản phẩm. Một số loại trái cây, bao gồm các mặt hàng truyền thống như xoài, nhãn, vải, chôm chôm, mít và thanh long. Ngoài ra, một số trái cây mới được phép xuất khẩu trong những năm gần đây bao gồm măng cụt (2019), thạch đen (2020), sầu riêng, khoai lang (2022), chuối (2022), dưa hấu (2023) và dừa (2024). Chanh leo và ớt hiện đang được quy định tạm thời, trong khi các mặt hàng như quả có múi (bưởi), dược liệu và trái cây đông lạnh đang tiếp tục trong quá trình đàm phán để mở cửa thị trường.

Xếp kế tiếp là New Zealand có 5 sản phẩm. Mới nhất, Hàn Quốc chính thức cấp phép cho mặt hàng bưởi tươi. “Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục mở cửa thị trường cho quả có múi, cây dược liệu và sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Ngoài ra, chanh leo cũng đang hoàn tất thủ tục để xuất sang Australia, New Zealand”,ông Quang chia sẻ.

Thị trường Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là các giao dịch hàng hóa theo hình thức tiểu ngạch. Để đảm bảo việc xuất khẩu, các nhà xuất khẩu cần đàm phán mở cửa cho từng loại sản phẩm riêng lẻ và ký kết lại nghị định thư xuất khẩu đối với các loại quả truyền thống. Quá trình quản lý đối với các sản phẩm mới như măng cụt, sầu riêng, khoai lang và chuối đang được áp dụng các hình thức tương tự.

Ngoài ra, yêu cầu mới là khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với các sản phẩm nông sản. Một số mặt hàng nông sản cũng cần thực hiện đăng ký theo các lệnh 248 và 249.

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc, được ký kết vào ngày 15/11/2020.

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ 1/1/2022, quy định việc loại bỏ thuế đối với khoảng 90% nhóm hàng trong vòng 20 năm. Nhóm RCEP hiện chiếm 1/3 dân số toàn cầu. Đây là khu vực có dư địa và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới. Với sự lớn mạnh của các thành viên trong RCEP, EU và Hoa Kỳ sẽ tăng cường đàm phán và mở cửa thị trường hơn trong tương lai với nhóm RCEP.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực RCEP đạt khoảng 146,5 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3% và chiếm 41,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 72,9 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023 và chiếm 39,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tính riêng các mặt hàng nông lâm thủy sản, năm 2022 (năm đầu tiên thực thi Hiệp định) đều có tăng trưởng tốt hơn so với năm 2021 (Australia tăng 49,2%; Nhật Bản tăng 27,5%; ASEAN tăng 20,4%.... Năm 2023, Indonesia tăng 4,5 lần so với năm 2022; Philippines tăng 15,7%; Trung Quốc tăng 15,8%... 6 tháng đầu năm 2024, ngoại trừ 03 nước trong ASEAN (Lào, Myanmar, Brunei), kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang các thị trường còn lại trong khối đều ghi nhận kết quả tích cực.

Tuy đã đạt được kết quả xuất khẩu khá khả quan nhưng hoạt động xuất khẩu thời gian tới cũng không thể tránh những khó khăn của thị trường như: Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn của chịu ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát/giảm phát. Người tiêu dùng quan tâm không chỉ tới nguồn gốc, chất lượng thực phẩm mà cả cách thức làm ra sản phẩm, trách nhiệm với người lao động, môi trường, xã hội của doanh nghiệp. Tỷ lệ sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu đã chế biến sâu có giá trị cao vẫn còn ở mức thấp. Cạnh tranh giữa các thị trường xuất khẩu có thể gia tăng khi nhiều quốc gia quan tâm tới việc ký kết, gia nhập các FTA.

Nhà cái uy tín
上一篇:Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
下一篇:Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’