TheýQuảngTrịthuhútvốnđầutưtrêntỷđồsoi kèo nữ tây ban nhao ông Chính, việc đầu tưcơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế(KKT), khu công nghiệp (KCN), tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, chú trọng hoạt động xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư… là những yếu tố thành công của tỉnh Quảng Trị trong công tác kêu gọi các nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng bến cảng Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng), Cửa Việt đã mở ra những tín hiệu tốt để nhà đầu tư kỳ vọng tìm đến với Quảng Trị |
Riêng trong hai quí đầu năm 2019, trên toàn tỉnh Quảng Trị có 10 dự ánđược cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng kí 17.144 tỉ đồng, tổng diện tích thuê đất 753,34ha; có 6 dự án điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư; quyết định chấm dứt hoạt động 1 dự án; có 26 dự án đang nghiên cứu làm thủ tục đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến 156.112 tỷ đồng.
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong các KCN, KKT đến nay ước đạt 2.600 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 6.500 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Tính lũy kế đến nay, tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 150 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí đầu tư là 40.032 tỷ đồng.
“Có nhiều yếu tố để nhà đầu tư đến với Quảng Trị đầu tư, trong đó việc đẩy mạnh xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại các KKT, KCN, tạo quỹ đất lớn là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng bến cảng Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng), Cửa Việt đã mở ra những tín hiệu tốt để nhà đầu tư kỳ vọng tìm đến”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ông Nguyễn Quân Chính bày tỏ.
Có một câu nói quen thuộc của con người Quảng Trị chính là “biến cái không thể thành có thể” sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đồng thời cùng với sự phát triển chung của khu vực thì đây là thời điểm “chín muồi” để Quảng Trị bứt phá. Lâu nay lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chỉ mang tính chất nghiên cứu, thì nay nhà máy điện mặt trời trên địa bàn đã đi vào hoạt động và có hiệu quả thậm chí quá tải về nguồn năng lượng tái tạo hiện nay… ông Chính nhấn mạnh.
Nói đến Quảng Trị chính là “biến cái không thể thành có thể” sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đồng thời cùng với sự phát triển chung của khu vực thì đây là thời điểm “chín muồi” để Quảng Trị bứt phá, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính bày tỏ |
Một số dự án lớn được cấp chủ trương đầu tư như: Điện gió Liên Lập – 48 MW, Điện gió Tân Linh – 48 MW, Điện gió Hướng Tân – 48 MW, Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1, Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 2, Nhà máy điện gió GELEX 1,2,3; Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo; Thủy điện Bản Mới… Dự báo sẽ có bước tăng trưởng nhảy vọt trong những tháng cuối năm 2019, tăng tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của tỉnh và tăng thu ngân sách tỉnh khi các công trình đi vào sử dụng.
Theo kế hoạch, những tháng cuối năm tỉnh Quảng Trị tập trung, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào các dự án trọng điểm, mang tính đột phá của tỉnh và đã có nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu. Tận dụng hiệu quả các cam kết chính trị của Chính phủ; sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện mạnh mẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút hiệu quả các dự án với trọng tâm là thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị và các dự án năng lượng sạch.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cũng chú trọng xúc tiến đầu tư vào các dự án dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh cũng như các dự án tiên phong, làm động lực để thu hút các dự án thứ cấp thuộc các lĩnh vực: Chế biến gỗ, Cát silic, phát triển hạ tầng Khu Kinh tế, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp điện - năng lượng (đặc biệt là điện mặt trời và điện gió), hậu cần logistics.
Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường có truyền thống đầu tư vào Việt Nam, các thị trường đã có nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát tại tỉnh Quảng Trị như Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc, Thái Lan...
Trong năm 2019, tỉnh vẫn tập trung thu hút, làm việc với các nhà đầu tư chiến lược: Tập đoàn Sembcorp Development, Tập đoàn Amata (Thái Lan), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); Tập đoàn điện lực Thái Lan EGATI (Thái Lan); Tập đoàn Gazprom (Liên Bang Nga); Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc); Tập đoàn Điện lực miền Tây Hàn Quốc...