Sự kiện lịch sử này đã thể hiện tầm nhìn chiến lược,ămtậpkếtraBắcKýứckhô200.000 euro to vnd sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước, đồng thời là minh chứng vững chắc về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự thống nhất, tình cảm Nam - Bắc sắt son mãi mãi không thể nào chia cắt. Phóng viên TTXVN giới thiệu chùm 3 bài viết về chủ đề "70 năm sự kiện tập kết ra Bắc". Bài 1: Ký ức không phai Những giọt nước mắt xúc động và tự hào, câu nói nghẹn ngào “không thể nào quên, 70 năm mà như mới đây thôi, đất nước bây giờ hòa bình, phát triển nhiều, mừng lắm…” là cảm xúc, chia sẻ của rất nhiều nhân chứng liên quan tới sự kiện những ngày “tập kết ra Bắc” năm xưa mà chúng tôi đã may mắn gặp được trong những ngày này ở Cà Mau. Vững một niềm tin Bác Dương Thanh Toàn (ngụ Phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn, xúc động nói: Tháng 11/1954, bác vừa tròn 22 tuổi, là một quân nhân. Từ khu tập kết bên dòng kênh Chắc Băng (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) bác đã lên đường tập kết ra Bắc trong khí thế náo nức của tuổi trẻ. Dù phải xa quê hương, xa người thân nhưng hiểu rõ nhiệm vụ, trong lòng bác không lúc nào nghĩ đến chuyện lùi bước. Ở miền Bắc, trải qua nhiều đơn vị, nhiệm vụ công tác, bác Dương Thanh Toàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trong đó, tháng 10/1968, bác Toàn được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng. Bác Dương Thanh Toàn chia sẻ: “Dù được nhận rất nhiều huân, huy chương, bằng khen, nhưng với một người con miền Nam, trưởng thành ở miền Bắc như tôi được thưởng Huân chương do Hồ Chủ tịch ký tặng, tôi vô cùng xúc động, thấy mình quá may mắn, nhiều đồng đội của tôi vì nhiệm vụ, ở lại chiến đấu tại miền Nam thời gian đó, rất xuất sắc nhưng không bao giờ còn có cơ hội được nhận Huân chương do Hồ Chủ tịch ký tặng vì tháng 9/1969, Người đã mãi mãi đi xa”. Mở từng trang của cuốn “Kỷ yếu học sinh miền Nam trường 12-16 trên đất Bắc, ngày ấy - bây giờ”, bác Nguyễn Anh Sơn (86 tuổi), hiện ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau kể với chúng tôi: Lên đường tập kết ra Bắc năm 16 tuổi, là học sinh miền Nam, bác hiểu rõ vì sao cán bộ, chiến sĩ và cả học sinh miền Nam ra Bắc, cảm thấy vừa hồi hộp, mong muốn sớm được ra Bắc, vừa xao xuyến vì sẽ xa người thân, quê hương. Nhưng tuổi trẻ luôn nhìn về phía trước, luôn hiểu không phải ra Bắc, tạm xa miền Nam là để xẻ chia đất nước, mà là thực hiện nhiệm vụ, vì mục tiêu mai này đất nước được thống nhất, non sông liền một dải. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau Hồ Trung Việt khẳng định: Sự kiện lịch sử tập kết ra Bắc cách đây 70 năm là chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, Bác Hồ, đưa số lượng lớn con em, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Bản tình ca đặc biệt |