Mưa kèm theo giông lốc xảy ra liên tục trong những ngày qua đã làm sập và tốc mái nhiều căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh là tín hiệu cảnh báo cho mọi người không được chủ quan,ứctạpkhlườkèo viet nam lơ là trước tình hình thiên tai diễn ra ngày càng cực đoan, khó lường. Từ ngày 21 đến 28-7, toàn tỉnh có 18 căn nhà bị tốc mái do giông lốc. Cảnh giác với giông lốc Những ngày qua, ngành chức năng và người dân trong tỉnh ngoài việc tập trung quyết liệt các giải pháp để phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả thì còn phải đối mặt không ít khó khăn do thiên tai gây ra. Theo đó, chỉ tính từ đầu tháng 7 đến nay (nhất là khoảng 10 ngày gần đây), trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện mưa kèm theo giông lốc đã gây tốc mái và sập hoàn toàn nhiều căn nhà của người dân, trong đó có cả trụ sở làm việc của ấp, trường học; từ đó gây không ít lo lắng cho người dân. Bà Lê Thị Điệp, có căn nhà bị sập hoàn toàn vào ngày 20-7 vừa qua ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, kể lại: “Lúc đó là gần cuối buổi chiều, trong khi trời đang mưa thì bỗng dưng có gió thổi dồn dập rất mạnh. Khi căn nhà lá của tôi bắt đầu xiêu vẹo theo gió thì tôi vội vàng chạy ra ngoài, không lâu sau thì căn nhà bị sập hoàn toàn. Lúc xảy ra sự việc chỉ có một mình tôi ở nhà, các con thì một số đã lập gia đình ra sống riêng, còn lại thì cũng đi làm ăn xa không có về do dịch Covid-19. Ngay sau khi nhà sập thì bà con xung quanh cùng chính quyền địa phương của xã và ấp đã đến hỗ trợ tôi khắc phục sự cố. Hiện tại, tôi đã dựng căn nhà tạm để sinh sống chờ cất lại căn nhà mới kiên cố hơn. Tuy sự việc xảy ra nhiều ngày qua nhưng mỗi lần nhắc lại tôi đều thấy sợ, cũng may là chỉ thiệt hại về nhà, không ảnh hưởng đến người. Vì vậy, bà con hãy hết sức cảnh giác với tình hình giông lốc như thời gian qua”. Không riêng gì trường hợp của bà Điệp, mà theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, chỉ từ ngày 21 đến 28-7, toàn tỉnh có tổng số 5 căn nhà dân bị sập hoàn toàn do giông lốc, đồng thời giông lốc còn làm tốc mái 18 căn nhà dân và một trụ sở ấp, cùng một trường học. Qua đây cho thấy, tình hình giông lốc đang diễn biến hết sức nguy hiểm và phức tạp. Điển hình gần nhất là vào rạng sáng ngày 27-7 vừa qua, giông lốc đã làm sập hoàn toàn một căn nhà dân ở ấp 2, xã Vị Tân và tốc mái 3 căn nhà ở phường III, V và VII của thành phố Vị Thanh; đồng thời làm tốc mái một căn nhà dân ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A và tốc mái 3 căn nhà dân ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, thông tin: Với tinh thần chủ động phòng ngừa và khắc phục kịp thời các sự cố do thiên tai nên ngay sau khi nhận tin báo về tình hình giông lốc gây sập và tốc mái nhà của dân thì Ban chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương trong tỉnh có trường hợp hộ dân bị ảnh hưởng giông lốc đã nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp cùng với chính quyền địa phương sở tại điều động dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân tham gia khắc phục sự cố một cách nhanh nhất để giúp bà con sớm ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương trong tỉnh cũng chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại của từng trường hợp cụ thể để làm cơ sở báo cáo về cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ cho người dân có nhà bị tốc mái, nhà sập đúng theo quy định. Tăng cường ứng phó Bên cạnh việc chủ động tốt trong công tác khắc phục sự cố do thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” thì trước tình hình giông lốc ngày càng xảy ra liên tục như thời gian qua nên ngành chức năng các địa phương trong tỉnh còn triển khai nhiều công việc trọng tâm nhằm phòng ngừa thiên tai hiệu quả cho người dân. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Phụng Hiệp, cho hay: Thông qua Đài truyền thanh của huyện, hiện địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình giông lốc và sự nguy hiểm cũng như thiệt hại khi có giông lốc đi qua cho người dân được biết. Đặc biệt là khuyến cáo bà con chủ động chằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn, đồng thời mé nhánh hoặc đốn hạ các cây xung quanh nhà nguy cơ bị đổ ngã khi có giông lốc. Bên cạnh đó, địa phương cũng chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên theo dõi và cập nhật các bản tin thời tiết từ Trung ương, tỉnh để nắm bắt và kịp thời thông báo cho người dân được biết để chủ động ứng phó vào từng thời điểm, từ đó có thể hạn chế thiệt hại. Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh; do đó thời tiết khu vực tỉnh Hậu Giang từ ngày 26-7 đến 2-8 sẽ có mây đối lưu hình thành và phát triển nhanh, từ đó tình hình mưa giông tiếp tục xảy ra cục bộ với cường độ mạnh và trong cơn giông thường kèm theo gió giật mạnh và sét đánh. Với tình hình giông lốc xảy ra và làm thiệt hại không nhỏ cho người dân như thời gian gần đây, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban phụ trách thiên tai tỉnh, đề nghị Ban chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương trong tỉnh chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi sát sao diễn biến tình hình mưa giông từ cơ quan dự báo của Trung ương và tỉnh; từ đó thông tin nhanh, liên tục đến cấp chính quyền và người dân tại địa bàn phụ trách, nhất là người dân vùng sâu, vùng thấp, trũng ven sông để có giải pháp chủ động phòng ngừa hiệu quả. Trong đó, đẩy mạnh việc vận động người dân chằng chống nhà cửa thiếu an toàn để đề phòng bị tốc mái và sập khi có giông lốc. Ngoài ra, tổ chức và chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó có hiệu quả khi có sự cố xảy ra. Cũng theo ông Trần Chí Hùng, các địa phương trong tỉnh cũng tiếp tục kiểm tra bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở cao để tổ chức cảnh báo và di dời nhà dân đến nơi ở an toàn. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý những hư hỏng của hệ thống đê bao, bờ bao nhằm bảo vệ tốt diện tích lúa, hoa màu và vườn cây ăn trái, thủy sản, vùng mía cho người dân trong điều kiện mưa giông như hiện nay... Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc đang hạ trục dần xuống phía Nam. Gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh dần lên. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên từ chiều 28 đến 31-7, ở khu vực Tây Nguyên và Nam bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |