Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước,ổngthốngAiCậpbắtđầuchuyếnthămlịchsửtớiViệsố áo bellingham đánh dấu sự coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam; đưa hợp tác hai nước ngày càng hiệu quả và sâu rộng hơn.
Ngày 6/9, Tổng thống nước Cộng hòa Ả rập Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 6 -7/9, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang.
Tháp tùng Tổng thống Abdel-Fatah El-Sisi có: Ngài Sameh Shoukry, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trung tướng Moustafa Sherif, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống; bà Sahar Nasr, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế; Tiến sĩ Mohamed Shaker, Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng tái tạo; ngài Tarek Kabil, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp; Tiến sĩ Hisham Arafat, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ngài Khaled Fawzy, Giám đốc Cơ quan tình báo; Thượng tướng Mohamed Ahmed Zaky, Tư lệnh Lực lượng vệ binh Cộng hòa; Thiếu tướng Abbas Kamel, Thư ký Tổng thống; ngài Youssef Kamal Botros Hanna, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.
Chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi tới Việt Nam có ý nghĩa lịch sử, là một dấu ấn quan trọng trong 54 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1963-2017). Chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một lãnh đạo cao cấp nhất Ai Cập đến Việt Nam, thể hiện sự coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam; đưa hợp tác hai nước ngày càng hiệu quả và sâu rộng hơn.
Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trong đó đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như thương mại, nông nghiệp, văn hóa, du lịch; đồng thời trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Ai Cập là một trong những nước Ả-rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Từ năm 1958, Việt Nam đã có cơ quan đại diện thương mại tại Ai Cập. Ngày 1/9/1963, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Cairo, Thủ đô của Ai Cập. Năm 1964, Ai Cập mở Đại sứ quán tại Hà Nội.
Những năm qua, Ai Cập luôn đánh giá cao lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề của thế giới Ả rập, đặc biệt là Tiến trình Hòa bình Trung Đông. Chính quyền Ai Cập khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt với Việt Nam.
Điều này được thể hiện bằng những hành động cụ thể như Chính quyền Ai Cập đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hai đợt sơ tán lao động tại Libya (năm 2011 và 2014). Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm tại Liên Hợp Quốc.
Tại kỳ họp Tham vấn chính trị lần 8 cấp Thứ trưởng Ngoại giao tại Cairo tháng 5/2015, Ai Cập cam kết hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật để đạt chứng chỉ Halal về thực phẩm cho các thị trường Hồi giáo.
Ai Cập là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 316 triệu USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hải sản, linh kiện phụ tùng ô tô, vải sợi, hạt tiêu đen, cà phê, cao su và hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa, sợi các loại và hàng tiêu dùng khác...
Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ vào tháng 11/2013. Hiện nước này có hai dự án đầu tư tại Tây Ninh và Khánh Hòa với giá trị 750.000 USD.
Hằng năm, Chính phủ Ai Cập cấp cho Việt Nam 12 học bổng đào tạo sinh viên tiếng Arab. Hai nước cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác qua kênh đảng, kênh địa phương và trong các lĩnh vực thanh tra, văn hóa… Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Ai Cập đã được thành lập gồm 8 thành viên do một Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội làm Chủ tịch.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Đỗ Hoàng Long, hai nước Việt Nam, Ai Cập có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh. Nhân chuyến thăm của Tổng thống El-Sisi, hai nước đã chuẩn bị nhiều văn kiện để ký kết. Những văn kiện này đã được cấp chuyên gia kỹ thuật bàn thảo chi tiết và thống nhất vào ngày 22/8 vừa qua nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Đầu tư và hợp tác quốc tế Ai Cập Sahar Nasr. Đến thời điểm này, hai bên đã hoàn thiện dự thảo 20 văn bản khác nhau và dự kiến sẽ ký trong chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập.
Tổng thống Abdel-Fatah El-Sisi sinh ngày 19/11/1954 tại Ai Cập. Trình độ học vấn: Thạc sĩ tại Cao đẳng Sĩ quan và nhân viên Ai Cập (Ai Cập); Thạc sĩ Khoa học Quân sự tại Cao đẳng Sĩ quan và Nhân viên phục vụ cộng đồng (Anh); Cử nhân Khoa học Quân sự, Học viện Quân sự Ai Cập.
Quá trình công tác của Tổng thống Cộng hòa Ả rập Ai Cập Abdel-Fatah El-Sisi: Từ năm 1977 đến năm 2011, ông nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong quân đội Ai Cập như Giám đốc tình báo, tư lệnh vùng, tùy viên quân sự.
Từ năm 2011 đến năm 2012, ông là thành viên Hội đồng Tối cao của lực lượng vũ trang Ai Cập; từ năm 2012 đến năm 2013, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang.
Từ năm 2013-2014, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập. Từ năm 2014 đến nay, ông là Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập.
Tổng bí thư dự lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Campuchia đã cắt băng khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia