【những trân bóng hôm nay】Trung Quốc trong vai trò nhà hòa giải
Trung Quốc sẽ già trước khi giàu?ốctrongvaitrònhàhòagiảnhững trân bóng hôm nay | |
Trung Quốc: Nới lỏng phòng dịch giúp đà phục hồi kinh tế tăng tốc | |
Trung Quốc có vai trò lớn trong giải quyết xung đột Nga-Ukraine | |
Nâng cao vai trò của Hải quan trong tình trạng ảnh hưởng bởi xung đột |
Iran-Saudi Arabia nối lại quan hệ là một minh họa thực tế về hiệu quả của GSI. |
Quyết định khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran, cũng như việc Riyadh trở thành thành viên đối thoại của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gần đây đã củng cố hình ảnh nhà kiến tạo hòa bình Trung Quốc. Dù tình trạng hòa hoãn có thể không dẫn đến việc hai nước bình thường hóa quan hệ, nhưng “chiến thắng ngoại giao” của Trung Quốc là chỉ dấu cho thấy năng lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc tham gia giải quyết xung đột và định hình các kết quả đàm phán.
Vai trò trung gian của Trung Quốc đã trở nên nổi bật trong suốt thập kỷ qua. Cách tiếp cận quản lý xung đột của Bắc Kinh chủ yếu vẫn được thúc đẩy bởi lợi ích kinh tế và mong muốn thể hiện một hình ảnh thân thiện. Điểm đặc trưng trong cách tiếp cận này là tham gia nhưng không gắn kết sâu sắc. Kể từ khi công bố Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) vào năm 2013, sự tham gia của Bắc Kinh trong các xung đột đã mở rộng ra ngoài cách tiếp cận truyền thống là can dự một cách hạn chế. Trước năm 2013, Trung Quốc hiếm khi tham gia các sáng kiến hòa giải quốc tế mà thường chỉ là một bên quan sát trung lập và ứng biến linh hoạt.
Sự tích cực trên phương diện ngoại giao gần đây của Bắc Kinh ở Trung Đông, Afghanistan, Myanmar và Ethiopia cho thấy mong muốn của nước này về việc đóng một vai trò chính trị và ngoại giao nhiều hơn tại các khu vực xung đột. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo hướng bán trung gian của Trung Quốc - nơi nước này trước hết bảo vệ lợi ích thương mại và chính trị của mình, có động lực chính là các lợi ích kinh tế và tham vọng về hình ảnh quốc tế. Chính lợi ích của Trung Quốc ở Trung Đông, châu Phi, châu Á thông qua BRI và các dòng chảy thương mại, năng lượng khác khuyến khích Bắc Kinh tham gia tích cực hơn vào việc định hình kết quả của các cuộc đàm phán ngoại giao quan trọng.
Việc Trung Quốc thiếu gắn kết về mặt lịch sử ở Trung Đông thực tế giúp nước này xây dựng hình ảnh của một nhà hòa giải trung lập. Các dự án BRI của Bắc Kinh, sự phụ thuộc năng lượng và các mối quan hệ thương mại cũng đảm bảo sự đầu tư trong dài hạn. Đảm bảo một Trung Đông ổn định là lợi ích của Trung Quốc cũng giống như việc duy trì mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh là lợi ích của Riyadh và Tehran.
Những cân nhắc của Trung Quốc về hình ảnh của đất nước cũng quyết định sự tham gia của nước này vào các cuộc xung đột, như với các đề xuất hòa bình ở Ukraine. Kế hoạch hòa bình của Trung Quốc ở Ukraine ít liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh mà liên quan nhiều hơn đến việc xây dựng hình ảnh “người kiến tạo hòa bình”. Kế hoạch nhằm thể hiện Trung Quốc như một nhà trung gian hòa giải trung lập, một vị thế có tiếng vang mạnh mẽ đối với các nước đang phát triển. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình “đưa các bên trở lại bàn đàm phán”. Điều này nhấn mạnh nhận thức ngày càng phổ biến rằng sự tham gia của Bắc Kinh trong hòa giải xung đột là điều cần thiết để tiến tới các giải pháp thực chất.
Dù chưa thành công, những nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm trung gian ở Trung Đông (giữa Taliban và Afghanistan) và ở Nam Á (giữa Bangladesh và Myanmar) đã tái khẳng định vai trò của nước này, và ít nhiều tạo ra sự tương phản với các nỗ lực hòa giải xung đột mà Mỹ lãnh đạo. Bắc Kinh cũng đã mở rộng việc can dự về mặt ngoại giao ở châu Phi, đáng chú ý nhất là ở Ethiopia - một điểm dừng quan trọng trong BRI. Bắc Kinh đã đề nghị làm trung gian hòa giải các tranh chấp trong bối cảnh mối quan hệ của Mỹ với các bên đối địch ở khu vực tiếp tục xấu đi.
Tuy sự can dự của Trung Quốc trong các xung đột vẫn do lợi ích thúc đẩy, nhưng nước này đã sẵn sàng hơn với việc phát triển một cách tiếp cận dựa trên giá trị và chuẩn mực để giải quyết tranh chấp. Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là nỗ lực rõ ràng nhất trong việc tạo ra một kiến trúc an ninh thay thế - nơi thiết lập các tiêu chuẩn để giải quyết xung đột ở các nước đang phát triển. Trung Quốc cũng tuyên bố rằng việc Iran-Saudi Arabia nối lại quan hệ là một minh họa thực tế về hiệu quả của GSI.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/961a791287.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。