Theênđộimũbảohiểmđạtchấtlượngđểkhôngbịphạkeo nha cai .do nhận định của cơ quan quản lý, MBH của các nhà sản xuất, nhập khẩu đã thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có dấu CR và ghi nhãn đúng quy định, thì phần lớn đảm bảo chất lượng phù hợp QCVN2:2008/BKHCN. Tuy nhiên, trên thị trường còn một bộ phận MBH không rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứng nhận hợp quy, không công bố hợp quy, không có tên cơ sở, địa chỉ sản xuất, nhập khẩu rõ ràng, không có dấu hợp quy hoặc có dấu hợp quy nhưng không được chứng nhận hợp quy, thì chất lượng không phù hợp quy chuẩn hiện hành. Loại MBH này thường bán tại vỉa hè, các điểm bán hàng di động… và được đa số người dân mua và sử dụng.
Thông tư liên bộ “Quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy” đã được 4 bộ thông qua và sẽ có hiệu lực trong tháng 4 tới. Theo đó, sẽ xử phạt người tham gia giao thông đội MBH không đạt chuẩn, khiến nhiều người dân lo lắng vì không biết loại MBH nào không đạt chuẩn. Chất lượng Việt Namđã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp chuẩn hợp quy (Tổng cục TCĐLCL) |
Thưa ông, hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều kiểu dáng khác nhau, ông có thể cho biết mũ bảo hiểm như thế nào thì được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng?
Hiện nay trên thị trường bán nhiều loại mũ được gọi là MBH nhưng thực tế phần lớn số đó không phải là MBH bởi nó không đảm bảo được yếu tố bảo vệ an toàn cho người đội khi gặp sự cố, tai nạn.
Cách nhận biết các loại mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN) đó là mũ phải có đủ 3 bộ phận là: vỏ, đệm hấp thụ xung động bên trong (đệm bảo vệ) và quai đeo.
Mũ phải có nhãn mũ, ghi các thông tin như tên sản phẩm: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.
Đặc biệt, mũ đạt chuẩn phải được gắn dấu hợp quy - dấu CR.
Việc đánh giá chất lượng MBH được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Theo quy định tại QCVN 2:2008/BKHCN, MBH được kiểm tra về chất lượng như sau:
Đối với MBH sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn này cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Đối với MBH nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo từng lô hàng phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này cho từng kiểu mũ. Việc chứng nhận hợp quy MBH nhập khẩu do các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện. Căn cứ kết quả chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo lô hàng nhập khẩu đạt chất lượng và doanh nghiệp đến hải quan làm thủ tục thông quan.
Để hướng dẫn thống nhất thực hiện chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định, ngày 06 /8/2008, Tổng cục TCĐLCL đã ban hành Quyết định số 1024/QĐ-TĐC hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy MBH phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN. Quyết định số 1024/QĐ-TĐC hướng dẫn cụ thể cách thức lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy chứng nhận và giám sát sau chưng nhận và chứng nhận lại.
Hiện nay, Bộ KH&CN đã chỉ định 5 tổ chức chứng nhận hợp quy MBH. Tổng cục TCĐLCL đã có các văn bản hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy MBH.Hiện tại có bao nhiêu công ty, đơn vị sản xuất MBH đăng ký chất lượng cho sản phẩm MBH, thưa ông?
Tính đến cuối năm 2012 có 62 doanh nghiệp sản xuất MBH và 7 doanh nghiệp nhập khẩu đã được các tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN.
Hiện nay trên thị trường có bày bán MBH với nhiều kiểu dáng thời trang như mũ vải xòe, mũ bộ đội... những loại mũ này có đảm bảo chất lượng hay không?
Theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN không có khái niệm “mũ bảo hiểm thời trang” như trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập.
Sau khi khảo sát trên thị trường, chúng tôi thấy rằng bên cạnh MBH truyền thống, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN còn có loại mũ được gọi là MBH thời trang. Loại mũ này có thể phân thành 2 loại.
Loại thứ nhất, mũ có thay đổi về cấu tạo so với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN là mũ có gắn thêm các chi tiết làm thay đổi cấu tạo của mũ (vành mũ cứng đúc liền vỏ mũ, lưỡi trai dài bằng vật liệu cứng...) hoặc không đầy đủ các bộ phận của mũ (không có lớp đệm hấp thụ xung động hoặc không có vỏ mũ).
Loại thứ hai, mũ không thay đổi về cấu tạo so với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN là mũ có cấu tạo phù hợp với QCVN 2:2008/BKHCN nhưng được trang trí thêm hình vẽ trên vỏ mũ hoặc được bọc bằng vải mềm.
Trong thời gian qua, sau khi kiểm tra, hầu hết các mũ bảo hiểm loại thứ nhất nêu trên không đạt chất lượng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.
Do đó chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng loại mũ không phải là MBH (mũ thời trang, mũ cho người đi bộ... ) khi tham gia giao thông nên lựa chọn sử dụng loại MBH đạt chất lượng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Hiện nay có thông tin về vải Trung Quốc nhiễm chất có thể gây ung thư, dị ứng. Cơ quan quản lý có kiểm tra nguồn gốc, chất lượng các loại vải, xốp để làm MBH không?
Khi xây dựng Quy chuẩn QCVN 2:2008/BKHCN, Tổng cục cũng đã tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về việc kiểm tra độc tố vật liệu tiếp xúc như Mỹ, Úc, Anh, Trung Quốc, Thái Lan... và các nước này đều không quy định việc kiểm tra độc tố vật liệu tiếp xúc. Tuy nhiên, trong QCVN 2:2008/BKHCN cũng quy định vật liệu để sản xuất mũ không được gây ảnh hướng đến da và tóc người sử dụng. Đây là chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải tuân thủ.
Được biết Tổng cục đã có nhiều cuộc kiểm tra MBH trên thị trường, so với MBH đạt chuẩn thì tỷ lệ MBH không đạt chuẩn như thế nào?
Hoạt động kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm được Tổng cục TCĐLCL tiến hành thường xuyên. Trong kết quả kiểm tra mới đây, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và các Chi cục TCĐLCL địa phương đã tiến hành kiểm tra tại 3 miền tổng số 140 cơ sở; số mẫu được kiểm tra tại hiện trường là 217 mẫu, trong đó phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến ghi nhãn.
Vè chất lượng, chúng tôi đã lấy 31 mẫu đi thử nghiệm. Trong đó: 15/31 mẫu (chiếm 48,39% số mẫu thử nghiệm) đạt yêu cầu; 16/31 mẫu (chiếm 51,61% số mẫu thử nghiệm) không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Trong tháng 3 và 4/2013, công tác kiểm tra MBH tiếp tục triển khai theo chỉ đạo của UBATGTQG, Ban chỉ đạo 127/TW.
Thanh Uyên(thực hiện)