发布时间:2025-01-24 23:36:53 来源:88Point 作者:Cúp C2
Trong vụ việc này, bên yêu cầu là bốn nhà sản xuất thép phủ màu đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm: Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty cổ phần Thép Nam Kim và Công ty cổ phần Thép TVP.
Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là một số sản phẩm thép phủ màu, được phân loại theo mã HS sau: 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99.
Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: Công suất sử dụng, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tồn kho…
Biên độ bán phá giá cáo buộc với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 25,5% và từ Hàn Quốc là 19,25%.
Bộ Công Thương nêu rõ: Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với cơ quan điều tra. Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 15/11.
Trên thực tế, từ trước tới nay, thép là ngành hàng thường xuyên phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước ngoài. Bởi vậy, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, liên quan tới vấn đề Việt Nam chủ động khởi kiện để bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu thép ngày càng tăng. Đây là cơ hội lớn cho ngành thép phát triển. Khi bị kiện ở nước ngoài nhiều, muốn phát triển, Việt Nam phải bảo vệ bằng được thị trường thép trong nước, ngăn cản việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được. Thời gian tới, Hiệp hội thép đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép nội địa".
相关文章
随便看看