Nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) vào cuối năm theo kế hoạch đề ra,ếttmđạtchỉtiuvềtốcđộtăngtrưởket qua bong da truc tuyen kqbd ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã và đang quyết tâm thực hiện những giải pháp mang tính trọng tâm. Ngành chức năng địa phương đang tăng cường vận động người dân tăng diện tích trồng rau màu tại những vùng đã có liên kết sản xuất để đảm bảo đầu ra và đạt chỉ tiêu giao của ngành nông nghiệp tỉnh. Tăng thêm 4.000ha về thủy sản và rau màu Ngành nông nghiệp tỉnh cho hay, kết quả thực hiện nhiệm vụ của khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) qua 6 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 4,19% và đây là mức tăng trưởng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng thì do nhiều yếu tố khách quan tác động nên ước tính đến cuối năm, GRDP khu vực I chỉ đạt 2,28%, trong khi kế hoạch năm đề ra là 3,05%. Mô hình nuôi cá ruộng mùa lũ đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nông dân trong những năm qua và được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo mở rộng thêm 2.000ha trong năm nay. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Trước tình hình trên, nhằm đảm bảo duy trì sản xuất trong mọi điều kiện, góp phần ổn định đời sống người dân, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và đảm bảo đạt mức tăng trưởng cho khu vực I vào cuối năm như kế hoạch đề ra thì một trong những giải pháp trọng tâm được ngành nông nghiệp tỉnh đề ra là tăng thêm 2.000ha cho lĩnh vực thủy sản và diện tích tương tự cho rau màu so với kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp đề ra, hiện Sở NN&PTNT tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc mở rộng diện tích sản xuất rau màu và nuôi thủy sản trên ruộng; đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho ngành nông nghiệp từng địa phương tổ chức thực hiện. Cụ thể về rau màu, huyện Long Mỹ là địa phương được phân bổ mở rộng nhiều nhất, với 600ha; tiếp đến là huyện Phụng Hiệp với 500ha; còn thị xã Long Mỹ, huyện Châu Thành và thành phố Vị Thanh cùng được giao chỉ tiêu là 200ha; các địa phương còn lại là 100ha. Đối với diện tích mở rộng nuôi thủy sản thì huyện Phụng Hiệp được giao 800ha, huyện Long Mỹ 500ha, huyện Vị Thủy 420ha, thị xã Long Mỹ 200ha, huyện Châu Thành A 55ha, thành phố Vị Thanh 15ha và thành phố Ngã Bảy 10ha. Ông Lê Hoàng Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, thông tin: So với mọi năm thì năm nay, diện tích sản xuất lúa Thu đông tại địa phương giảm gần 600ha. Với diện tích lúa Thu đông giảm thì tới đây, địa phương chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện tăng cường vận động người dân không canh tác lúa Thu đông thực hiện mô hình nuôi cá ruộng nhằm đảm bảo đạt diện tích thủy sản mở rộng theo chỉ tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh giao. Tương tự về rau màu, ngành chức năng địa phương cũng đẩy mạnh việc khuyến cáo người dân phát triển sản xuất các loại rau màu ngắn ngày, trong đó tận dụng diện tích đất vườn còn trống (vườn đang giai đoạn cây con) để trồng rau màu nhằm lấy ngắn nuôi dài, đồng thời làm tăng diện tích canh tác rau màu cho địa phương so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, một số băn khoăn trong triển khai tăng diện tích rau màu và thủy sản của không ít địa phương là tình hình an ninh nông thôn như việc xiệt cá, trộm cá của người dân vẫn còn xảy ra, từ đó tạo sự e dè cho bà con trong việc nuôi cá trên ruộng. Bên cạnh đó là về hỗ trợ sản xuất, theo ý kiến của nhiều địa phương thì ngoài thực hiện theo các quy định hiện hành thì tỉnh cần có những chính sách đột phá hơn, cũng như hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm để người dân làm cơ sở nhân rộng ở những vụ canh tác tiếp theo. Ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, đề nghị UBND tỉnh xem xét những khó khăn từ người nuôi đến điều kiện canh tác tại huyện Long Mỹ mà có giải pháp nâng diện tích nuôi cá ruộng được hỗ trợ từ 10% lên 30% trong tổng số 500ha được phân bổ tăng thêm từ nay đến cuối năm tại địa phương. Cùng chia sẻ những khó khăn, kiến nghị của địa phương, ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho hay: Địa phương đảm bảo thực hiện đạt diện tích tăng thêm về rau màu và nuôi thủy sản theo chỉ tiêu ngành nông nghiệp tỉnh giao. Tuy nhiên, điều lo lắng của ngành chức năng địa phương và người dân là về vấn đề đầu ra sản phẩm tới đây, nhất là tình hình tiêu thụ rau màu của người dân trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện gặp không ít trở ngại. Do đó, địa phương đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp người dân tiêu thụ sản phẩm về thủy sản và rau màu để ngành chức năng huyện Phụng Hiệp nói riêng và của tỉnh nói chung gặp thuận lợi trong việc vận động bà con chuyển đổi sản xuất theo định hướng của ngành nông nghiệp. Quyết liệt nhiều giải pháp Để đảm bảo đạt diện tích tăng thêm 4.000ha về rau màu và thủy sản (mỗi lĩnh vực 2.000ha) theo kế hoạch đề ra; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, đề xuất từ các địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang phối hợp cùng ngành chức năng các địa phương, cũng như người dân trong tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm. Theo đó, về lĩnh vực rau màu, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hướng dẫn người dân tận dụng diện tích đất vườn còn trống và vườn cây ăn trái đang giai đoạn cây con để trồng rau màu, qua đây nhằm tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Bên cạnh đó là thực hiện chuyển đổi diện tích trồng kém hiệu quả và diện tích không đáp ứng đủ điều kiện sản xuất vụ lúa Thu đông sang trồng rau màu để phục vụ nhu cầu của thị trường. Về giải pháp đầu ra cho sản phẩm rau màu, bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, cho rằng, ngành nông nghiệp thành phố Vị Thanh nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân nắm bắt tình hình nhu cầu và giá cả thị trường để điều chỉnh sản xuất và lựa chọn từng loại rau màu để canh tác cho phù hợp vào từng thời điểm. Có như vậy thì bài toán về khó tiêu thụ sản phẩm rau màu và bị thương lái ép giá sẽ được giải quyết tốt. Đối với thủy sản thì giải pháp được ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là tăng cường vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa Thu đông (lúa vụ 3) kém hiệu quả sang nuôi cá ruộng; trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu để tăng diện tích trên ruộng lúa là cá lóc đầu nhím. Ngoài ra, người dân có thể đầu tư nuôi thêm một số loài cá ăn thực vật, hữu cơ như cá chép, cá mè,… nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trên ruộng. Mặt khác, ngành nông nghiệp các địa phương nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu nuôi thủy sản trên ruộng lúa có hiệu quả cao, là địa điểm để người dân học tập thực tế, nhân rộng trong sản xuất. Đặc biệt là ưu tiên các mô hình nuôi liên kết với tiêu thụ sản phẩm, nhất là liên kết trực tiếp giữa người nuôi và cơ sở chế biến, tiêu thụ, chú trọng tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Để đồng hành và tạo động lực cho người dân thực hiện nhằm đạt kế hoạch đề ra, ngành chức năng tỉnh có kế hoạch hỗ trợ xây dựng 7 mô hình trồng rau màu với quy mô 54ha, trong đó có hỗ trợ nông dân về giống, vật tư; đồng thời thực hiện một mô hình nuôi cá trên ruộng lúa theo hướng nâng cao giá trị gắn với liên kết cộng đồng, quy mô 200ha. Song song đó là gắn với công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, trong đó dự kiến mở 26 lớp tập huấn cho khoảng 1.280 lượt nông dân. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị việc chọn đối tượng thực hiện mở rộng diện tích rau màu, thủy sản theo kế hoạch của Sở NN&PTNT tỉnh đề ra thì trước hết cần ưu tiên liên kết với những hợp tác xã cùng ngành nghề để việc mở rộng được tập trung, có trọng điểm, đặc biệt là gắn với đầu ra sản phẩm, còn làm nhỏ lẻ thì khó về đầu ra. Bên cạnh đó là thống nhất quan điểm về chỉ tiêu tăng diện tích thủy sản, rau màu như kế hoạch và sẽ giao cho ngành nông nghiệp các địa phương thực hiện.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |