【dự đoán tỷ số hàn quốc】Việt Nam tiến sâu vào chuỗi chế tạo máy bay Airbus
Dấu ấn Airbus
Không phải ngẫu nhiên mà các hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam là chủ đề chính được ông Fabrice Bregier,ệtNamtiếnsâuvàochuỗichếtạomádự đoán tỷ số hàn quốc Tổng giám đốc điều hành Airbus - thành viên trong phái đoàn chính thức của Tổng thống Pháp François Hollande công bố tại cuộc gặp gỡ kéo dài gần 1 giờ với 5 tờ báo kinh tếcủa Việt Nam vào đầu tuần này.
Trên thực tế, nếu như 3 biên bản ghi nhớ mua 40 máy bay trị giá 6,5 tỷ USD ký với Vietnam Airlines, Vietjet, JPA đã cần khá nhiều thời gian để cụ thể hóa, thì các thỏa thuận gia tăng các gói sản xuất công nghiệp, thành lập Khoa Hàng không tại Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội sẽ sớm giúp Việt Nam tiến sâu hơn vào chuỗi chế tạo máy bay rộng khắp toàn cầu của Airbus.
Tập đoàn Airbus đang hoàn thiện chiếc máy bay A350XWB cho Vietnam Airlines. Ảnh: Anh Minh |
Cụ thể, Airbus công bố tiếp tục chọn Công ty Nikkiso Việt Nam sản xuất 4 gói linh kiện mới cho các bộ phận composite của 2 dòng máy bay thân rộng hiện đại là hộp momen xoắn và cửa khoang chứa hàng cho máy bay A350 XWB, các chi tiết đầu cánh và bộ phận lái ở đuôi cánh máy bay A330neo. Theo tính toán của Airbus, hoạt động này sẽ đem lại thêm cho Công ty Nikkiso Việt Nam - doanh nghiệpFDI 100% vốn của Nhật Bản có nhà máy chính tại KCN Thăng Long, Hà Nội - nguồn doanh thu 120 triệu USD trong vòng 10 năm tới.
Được biết, đây là gói sản xuất bổ sung sau gói sản xuất linh kiện đầu tiên công bố vào năm 2014, trong đó Nikkiso Việt Nam sản xuất các tấm composite cho thiết bị đầu cánh Sharklet của dòng máy bay một lối đi A320.
Bên cạnh đó, Airbus cũng đạt được thỏa thuận cung cấp thiết bị với Artus Việt Nam, công ty con của Meggitt PLC có trụ sở chính tại Paris. Meggitt PLC cũng chính là hãng cung cấp thiết bị điện tử và cơ điện cho các dòng máy bay Airbus kể từ năm 1996.
Theo thỏa thuận, hai công ty sẽ đánh giá khả năng gia tăng sản xuất linh kiện máy bay Airbus do Artus Việt Nam cung cấp trong 10 năm tới, cũng như cam kết hợp tác thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
Hiện các chương trình phát triển máy bay của Airbus đang tạo việc làm toàn thời gian cho 550 công nhân có tay nghề cao ở Việt Nam. Airbus dự kiến tăng hơn gấp đôi con số này, lên ít nhất 1.200 người vào năm 2020, giúp Việt Nam trở thành đối tác công nghiệp quan trọng của Airbus trong khu vực Đông Nam Á.
Là hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, Airbus đang cung cấp các loại máy bay từ 100 đến hơn 500 chỗ, cũng như các dòng sản phẩm hiện đại và toàn diện nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất trên thị trường.
Sớm có đối tác thuần Việt của Airbus
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện có một số doanh nghiệp Việt Nam đang chế tạo linh kiện máy bay cho các tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới, trong số đó lớn nhất là MHI Aerospace Vietnam. Doanh nghiệp có nhà máy tại Hà Nội đang lắp ráp cửa khoang hành khách cho máy bay Boeing 777 và cánh tà thứ cho dòng máy bay Boeing 737.
Tuy nhiên, cũng giống như Nikkiso và Artus, MHI Aerospace Vietnam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nên sự hiện diện của một đối tác thuần Việt trong chuỗi cung ứng linh kiện toàn cầu cho Airbus nói riêng và các tập đoàn chế tạo máy bay nước ngoài vẫn ở thì tương lai.
Trước đó, vào đầu năm nay, Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật hàng không (AESC), có trụ sở tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) đã được Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải xem xét giới thiệu với Airbus trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hàng không tại Việt Nam.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã đánh giá khá cao năng lực của AESC, đồng thời cho rằng, việc một công ty nội địa trở thành đối tác của Airbus sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.
Được thành lập năm 2008, AESC là công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được công nhận và cấp Chứng chỉ Tổ chức bảo dưỡng theo quy chế VAR Part 145 và Chứng chỉ Tổ chức thiết kế chế tạo theo quy chế VAR Part 21 của Cục Hàng không Việt Nam. Doanh nghiệp thuần Việt này cũng đã được trao Chứng nhận tổ bảo dưỡng theo quy chế hàng không Part 145 của Cơ quan An toàn hàng không châu Âu và Cục Hàng không Liên bang Mỹ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Fabrice Bregier khẳng định, Tập đoàn vẫn đang mở rộng cửa cho các nhà cung cấp linh kiện thuần Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Airbus nếu như họ đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật.
CEO Airbus cho biết, Hãng đang nỗ lực hỗ trợ một cách căn bản ngành công nghiệp hàng không nội địa của Việt Nam, mà minh chứng rõ nét nhất chính là thỏa thuận hỗ trợ về mặt chuyên môn phục vụ công tác thành lập Khoa Hàng không tại Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội.
“Việt Nam là một trong những thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới và có tiềm năng lớn để phát triển ngành hàng không vũ trụ. Chúng tôi mong muốn gia tăng sự hiện diện của hãng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam trong những năm tới”, CEO Airbus đánh giá.