【kq bong da ngoai hang anh moi nhat】Cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm
Kế thừa cải cách về kiểm tra an toàn thực phẩm tại dự thảo Nghị định mới | |
Vai trò đầu mối của Hải quan trong kiểm tra chất lượng,ắtgiảmđơngiảnhóahồsơđăngkýkiểmtraantoànthựcphẩkq bong da ngoai hang anh moi nhat an toàn thực phẩm nhập khẩu | |
Kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, đơn giản thủ tục |
Hải quan TPHCM kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: T.H |
Tại dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài việc đơn giản hóa trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm; doanh nghiệp được đăng ký cơ quan kiểm tra, lựa chọn tổ chức kiểm nghiệm nghiệm (đối với hàng hóa thuộc trường hợp phải lấy mẫu để kiểm nghiệm thì hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được đơn giản hóa.
Điều này phù hợp với yêu cầu cải cách 3 tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, đối với hàng hóa áp dụng phương thức kiểm tra chặt: bỏ quy định nộp Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).
Đối với hàng hóa áp dụng phương thức kiểm tra giảm, nếu như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định (gồm 3 loại chứng từ), cơ quan Hải quan sẽ lựa chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng một năm để kiểm tra hồ sơ, thì dự thảo Nghị định quy định tổ chức, cá nhân chỉ khai mã số tự công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan để làm thủ tục thông quan theo quy định.
Trường hợp tại thời điểm tự công bố sản phẩm mà doanh nghiệp chưa nộp đầy đủ các chứng từ xác định hàng hóa áp dụng phương thức kiểm tra giảm thì khi làm thủ tục hải quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp các chứng từ như:
Văn bản xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên hoặc kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam nếu chưa nộp cùng bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với hàng hóa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31 (bản chụp).
Chứng từ chứng nhận các cơ sở sản xuất áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương nếu chưa nộp cùng bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với hàng hóa quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31(bản chụp).
Việc quy định nộp chứng từ này tại dự thảo Nghị định cải cách hơn so với quy định hiện hành vì chỉ yêu cầu nộp bản chụp (thay vì nộp bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự).
Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ giúp điện tử hóa tiến đến phi giấy tờ; việc tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, phản hồi thông tin, cấp mã số sẽ được thực hiện tự động; tổ chức, cá nhân không phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm tra; cơ quan kiểm tra sẽ xử lý trên cơ sở bộ hồ sơ đã được gửi trên Cổng.
Điều này góp phần giảm chi phí đi lại, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, bãi, việc giải quyết thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan kiểm tra với doanh nghiệp;
Việc áp dụng đồng bộ các phương thức kiểm tra cũng góp phần cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra thực tế, hàng hóa nhanh chóng được thông quan để đưa vào kinh doanh, sản xuất; khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Các thông tin, dữ liệu về hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được quản lý tập trung; kết quả xử lý sẽ được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước kịp thời nắm bắt thông tin, có nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan về hoạt động kiểm tra.
Qua đó nâng cao hiệu quả kiểm tra, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra; về phía doanh nghiệp có thể biết trước phương thức kiểm tra mà mình được áp dụng để chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Cải cách 3 tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu: Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Hải quan thực hiện đồng thời thủ tục nhập khẩu hàng hóa và thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, doanh nghiệp chỉ thực hiện với một đầu mối là cơ quan hải quan. Hàng hóa nhập khẩu được phân loại vào các quy trình kiểm tra khác nhau dựa trên các phương thức kiểm tra theo hướng đơn giản dần trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin. Hệ thống tự động quyết định đối tượng được miễn, giảm kiểm tra, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn, giảm kiểm tra. Cắt giảm trình tự, thủ tục và thời gian thông quan hàng hóa (cắt giảm 3 bước thủ tục trong 10 bước đối với quy trình kiểm tra chất lượng, cắt giảm 2 bước thủ tục trong 5 bước đối với quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm). |