Mong manh như “đi trên dây” Có 4 thách thức,ẽcóthêmthuốctrợlựcđểduytrìtăngtrưởdự đoán trận liverpool rủi ro lớn của nền kinh tế được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra, khi báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 vào đầu tuần này. Đó là suy giảm kinh tế có thể còn tiếp tục, do kinh tế thế giới còn rất bất định và khả năng phục hồi sẽ chậm hơn so với dự kiến; khả năng phục hồi xuất khẩu, thu hút đầu tưcòn chậm; các hoạt động dịch vụ, du lịch chỉ vừa mới có sự phục hồi ấn tượng sau thời kỳ giãn cách có nguy cơ phát triển chậm trở lại. Đặc biệt, nguy cơ nợ xấu của khu vực ngân hàngtăng trở lại, có thể lên tới 3,6 - 4% vào cuối năm 2020, thậm chí cao hơn trong tương lai, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh. Trên thực tế, sau nhiều nỗ lực, kinh tế Việt Nam bắt đầu có những dấu hiệu khá tích cực sau thời kỳ giãn cách xã hội. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ hai đang ập đến và có thể “đe dọa” tiến trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Chính Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh điều này tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2020. “Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại sau mức tăng trưởng đột phá của tháng trước, ghi nhận mức tăng trưởng thấp. Thủy sản vẫn gặp khó khăn về xuất khẩu. Khu vực dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa và du lịch đang trong tháng cao điểm, nhưng khi thời điểm này qua đi và Covid-19 tái bùng phát, tình hình sẽ rất khó khăn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận. Trong bối cảnh đó, IHS Markit vừa công bố, Chỉ số Quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 của Việt Nam chỉ đạt 47,6 điểm, giảm 3,5 điểm so với tháng trước do lượng đơn đặt hàng và sản lượng đơn hàng mới đều giảm do ảnh hưởng của đại dịch. Đây là chỉ báo cho thấy, tăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng như xuất khẩu sẽ tiếp tục chậm lại trong những tháng tới, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vốn đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, giờ đang bị “bồi” thêm một cú tiếp theo, khi dịch bệnh tái bùng phát. Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, buộc phải một lần nữa giãn cách xã hội trên diện rộng, thì nền kinh tế sẽ còn đối mặt với nhiều thử thách, rủi ro hơn nữa. Tình thế, có thể nói, căng thẳng và “mong manh” như đang đi trên dây. Cùng với quyết liệt phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Không bộ, ngành nào được chủ quan, lơ là nhiệm vụ quan trọng này. - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |