Bắc Kạn: Phát hiện kho hàng chứa 1,ắcKạnĐấutranhchốnghànggiảhàngkémchấtlượngtrongdịpTếtNguyênđáthứ hạng bóng đá thế giới5 tấn thực phẩm đông lạnh bốc mùi hôi Bắc Kạn: Công an huyện Chợ Đồn triệt xóa 5 vụ ma túy trong gần 1 tháng cao điểm Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm |
Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường địa bàn tỉnh Bắc Kạn những tháng cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, hoạt động trao đổi, mua sắm của người dân tăng cao trở nên nhộn nhịp, sôi động. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoạt động mạnh gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và những cơ sở làm ăn chân chính.
Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm siết chặt công tác quản lý, góp phần ổn định thị trường nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2024.
Lực lượng quản lý thị trường Bắc Kạn kiểm tra, kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên địa bàn tỉnh trước Tết Nguyên đán 2024 (Ảnh: Thu Hường) |
Ông Trần Văn Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn cho biết: Chỉ tính riêng từ 20/12/2023 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện, xử lý 12 vụ việc vi phạm hành chính về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính thu nộp ngân sách nhà nước trên 69 triệu đồng.
Trong đó, điển hình vào ngày 19/01/2024, Đội Quản lý thị trường 6 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; qua kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh đang kinh doanh thực phẩm đông lạnh có tổng số lượng hàng hoá lên đến 1.825,6 kg vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. Đội đã củng cố hồ sơ và ra quyết định xử phạt hộ kinh doanh trên với số tiền 17 triệu đồng, tiêu hủy 1.825,6 kg thực phẩm đông lạnh trị giá 28.596.100 đồng.
Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hàng kém chất lượng tại vùng sâu, vùng xa
Theo ông Trần Văn Khánh, lợi dụng trình độ nhận thức và sự thiếu hiểu biết thông tin về các sản phẩm của người tiêu dùng, đặc biệt là tài các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, các đối tượng vi phạm đã bất chấp thủ đoạn để đưa hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nông thôn, miền núi để tiêu thụ.
Mới đây nhất, ngày 09/01/2024, tại địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Công an huyện tiến hành kiểm tra, phát hiện Hộ kinh doanh L.T.A đang kinh doanh 21 gói bột ngọt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu AJI-NO-MOTO gồm: 4 gói bột ngọt loại 1kg, 7 gói bột ngọt loại 400g, 2 gói bột ngọt loại 140g, 8 gói bột ngọt loại 100g. Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành tạm giữ, xác minh làm rõ và trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đối với hộ kinh doanh L.T.A với số tiền 4 triệu đồng, tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm trị giá 684.000 đồng.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thị trường trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, phòng ngừa ngăn chặn.
Ông Trần Văn Khánh chia sẻ, chúng tôi đã xây dựng, triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, kế hoạch bắt đầu triển khai từ ngày 20/11/2023 đến ngày 29/02/2024.
“Đây là thời gian cao điểm tập trung công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời qua công tác kiểm tra, kiểm soát lực lượng quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm, bên cạnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại… Kết quả kiểm tra giai đoạn đầu (từ ngày 20/11/2023 đến 17/01/2024) đã tổ chức kiểm tra 20 lượt vụ, xử lý 7 lượt vụ vi phạm, Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 13.050.000 đồng" - ông Khánh nhấn mạnh.
Năm 2024, để tăng cường hơn nữa công tác chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa cũng như góp phần bình ổn hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 ngay từ ngày 1/1/2024 và ban hành một số văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đẩy mạnh công tác thăm nắm điạ bàn, nắm diễn biến cung cầu, nắm bắt tình hình các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, hàng giả, hàng nhái. Tập trung vào các mặt hàng như: Xăng, dầu; khí; vàng; đường cát; an toàn thực phẩm...
Lực lượng Quản lý thị trường tập trung kiểm tra những mặt hàng được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: Thu Hường) |
Qua đó, từ ngày 1/1-24/1/2024, Cục đã tiến hành kiểm tra 45 lượt vụ, trong đó xử lý 19 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 129,5 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu là 55,1 triệu đồng và trị giá hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy trên 83 triệu đồng.
Xác định từ nay đến Tết Nguyên đán tình hình kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa - nơi địa hình khó khăn, dân trí và thu nhập thấp, lực lượng chức năng thiếu và mỏng. Tuy nhiên với chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền tại địa phương, đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Theo đó góp phần trong việc bình ổn thị trường về giá, đảm bảo nguồn cung hàng hóa và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuuất kinh doanh.