【chuyên gia dự đoán】Nhiều địa phương quan tâm đến xây dựng cơ sở dữ liệu sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2022,ềuđịaphươngquantâmđếnxâydựngcơsởdữliệusảnxuấtnôngnghiệchuyên gia dự đoán Sở NN&PTNT nhiều địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu nông nghiệp. Vào các tháng 9, 10, Quảng Nam, Bình Dương, Bình Phước nằm trong số các tỉnh thành tổ chức chương trình như vậy.
Tham gia lớp tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất nông nghiệp. Trong đó, họ được tìm hiểu về nhật ký ghi chép nhật ký sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tự tạo và in QRcode để in tem, bao bì, chào hàng bán sản phẩm trước khi thu hoạch; lập kế hoạch sản xuất (lịch thời vụ) cho cả tỉnh, huyện, hợp tác xã, trang trại.
Đặc trưng của FaceFarm là quản lý đất – cơ sở bằng Google Map; lập kế hoạch công việc dễ dàng; quản lý việc sử dụng Nông dược; quản lý thời gian làm việc dễ dàng; truy xuất nhanh chóng nhật ký sản xuất; tích lũy kinh nghiệm sản xuất; truy xuất nguồn gốc bằng mã QRCode.
Bên cạnh đó, FaceFarm còn có chức năng giúp thực hành tư duy “kinh tế nông nghiệp và kế toán”. Nó bao gồm chức năng hạc toán chi phí sản xuất từng vụ; tính giá thành/giá vốn sản phẩm tự động; quản lý tồn kho nông sản; quản lý nghiệp vụ kế toán HTX theo luật Việt Nam; hỗ trợ khai báo thuế.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc ghi chép nhật ký sản xuất không còn xa lại tại các nước nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với nhiều nông dân trong nước, đây là điều rất mới mẻ. Nhật ký sản xuất là yêu cầu bắt buộc để hội nhập quốc tế, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho nhà nông.
Với mục tiêu ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý và phát triển bền vững trong giai đoạn chuyển đổi số, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp, thực hiện liên kết vùng, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp cùng công ty Sorimachi triển khai ứng dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán hợp tác xã đến các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại và cơ quan quản lý nhà nước tại 63 tỉnh, thành.
Cục đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phối hợp với công ty nghiên cứu điều kiện thực tế của địa phương để triển khai FaceFarm và kế toán HTX đến các HTX, trang trại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các HTX nông nghiệp tham gia Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2021-2025, các HTX điển hình tham gia hệ thống theo dõi và phản hồi thông tin chính sách HTX nông nghiệp; các HTX nông nghiệp điển hình do các tỉnh đăng ký tham gia chương trình thí điểm của Bộ.
Phần mềm quản lý sản xuất và phần mềm kế toán nông nghiệp của Sorimachi đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Chương trình triển khai từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ 3/2022 đến 12/8/2022, thực hiện tại 28 tỉnh; từ 15-19/8/2022 đánh giá lần 1. Giai đoạn 2 từ 22/8 đến 16/12/2022, triển khai tại 20 tỉnh và sơ kết từ 19/12 đến 30/12/2022. Giai đoạn ba từ 1/2023 đến 6/2023 tại 14 tỉnh, tổng kết từ tháng 6/2023 và lập kế hoạch nhân rộng cả nước.
Chi phí sử dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán HTX từ tháng 3/2022 đến hết tháng 6/2023 được miễn phí.
Sau thời gian sử dụng, HTX nông sản hữu cơ Hùng Thắng nhận xét phần kế hoạch và sản xuất rất thực tế, dễ dàng cập nhật, giúp lên kế hoạch, quản lí công việc của HTX một cách dễ dàng, hiệu quả. Không những vậy, FaceFarm còn có phầm mềm hiển thị mã QRCode trong phần chi tiết Nhật kí sản xuất của sản phẩm làm tăng độ tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm. Bên cạnh đó, phần mua bán tuy mới triển khai nhưng rất hữu ích trong việc kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiêu dùng lại với nhau, giảm bớt trung gian trong khâu tiêu thụ.
Theo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, một trong các nhiệm vụ và giải pháp được nêu ra là ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ, thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và tiềm năng.
Về thu thập thông tin, dữ liệu, xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ thu thập thông tin, dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản (diện tích, sản lượng, năng lực chế biến, nhu cầu, giá cả, khối lượng, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu đầu vào…); ứng dụng công nghệ viễn thám để thu thập dữ liệu, thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản.
Chính vì vậy, việc triển khai phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm sẽ giúp các HTX nâng cao khả năng dự báo thị trường nông sản, góp phần chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp.
相关文章
Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
Khoảng 21h30 ngày 26/7, ô tô nhãn hiệu Toyota Camry mang BKS 29A-680.XX la2025-01-25Bán kết bóng đá nam, Asiad 18:Kỳ tích đang chờ Olympic Việt Nam viết tiếp
Hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang sống trong những thời khắc hết sức đáng nhớ của bóng đ2025-01-25Olympic Việt Nam vẫn giữ sạch lưới sau khi vào bán kết
Để góp mặt tại vòng bán kết gặp Olympic Hàn Quốc, thầy trò HLV Park Hang-seo đã trải qua 5 trận đấu2025-01-25Khởi công Tổ hợp hóa dầu Miền Nam tại Bà Rịa
Lễ khởi công Tổ hợp hóa dầu miền Nam (LSP) với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuâ2025-01-25Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
Một nghiên cứu của Nhật Bản đưa ra đáp án về khoảng cách sử dụng hai phương tiện này, theo Mainichi.2025-01-25Biến Lệ Thủy thành “thủ phủ” mới về năng lượng tái tạo
Tháng 1/2018, Tập đoàn UPC Renewables Asia I Limited (UPC) đã có buổi l&2025-01-25
最新评论