Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến đặt câu hỏi như vậy trong buổi giao lưu trực tuyến sáng 31/12.
Vấn nạn tham nhũng cũng là vấn đề được cử tri tập trung gửi đến ông Tiến,ĐBQHLêNhưTiếnCôngchứclấyđâutiềntỉnếukhôngthamnhũkết quả u21 tây ban nha một vị đại biểu quốc hội vốn gây ấn tượng với những tuyên chiến chống tham nhũng trước các diễn đàn. Độc giả Phan Hưng Duy đặt câu hỏi: Lương thấp khiến người cán bộ phải "nhũng nhiễu" dân. Vậy nếu 33% cán bộ không làm được việc bị cho thôi việc, liệu đồng lương tăng lên có phải sẽ khiến tham nhũng giảm đi không? Ông Lê Như Tiến thừa nhận: Đúng là lương thấp, đời sống không đảm bảo là một trong những nguyên nhân khiến cán bộ, công chức "chân ngoài dài hơn chân trong", lấy việc phụ, thu nhập phụ thành việc chính, thu nhập chính, như vậy thì việc phụ lại thành việc chính, rồi nhũng nhiễu, tham nhũng để bù đắp vào phần thiếu hụt trong đời sống. Tuy nhiên, không phải cứ nâng lương cao lên thì sẽ hết tham nhũng. “Trong thực tế những kẻ tham nhũng thường là những người có chức, có quyền,có địa vị và đồng lương thì không hề thấp chút nào, thậm chí còn là những người lãnh lương "khủng", nhưng họ vẫn là chủ thể của tham nhũng bởi lòng tham là vô đáy, không giới hạn. Khi lòng tham đã ngự trị trong những con người này thì không biết bao nhiêu là đủ.”, ông Tiến nói. Theo vị ĐBQH, việc giảm biên chế đối với khoảng 30% công chức "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" là một giải pháp nhưng không phải là duy nhất. Phải có nhiều biện pháp đồng bộ như sự nghiêm minh của pháp luật, không tạo ra những kẽ hở cho tham nhũng lợi dụng, rồi công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ để đội ngũ ấy thực sự là những công bộc của dân... đó mới là khâu quyết định. Phải chăng việc phòng chống tham nhũng vẫn còn để lọt lưới nhiều "quan tham"? Ông Phạm Đình Khang (58 tuổi) nêu vấn đề: Vì sao không thực hiện kê khai tài sản công khai tại nơi cư trú của cán bộ công chức đó cho dân biết. Như vậy là phòng chống tham nhũng, lãng phí làm chưa triệt để, lọt lưới nhiều "quan tham" thì liệu phòng chống có thành công như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 không? Chia sẻ với nối băn khoăn trên, ông Tiến cho biết: Chúng ta có quy định kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức nhưng lại không công khai tại nơi cư trú và nơi công tác của cán bộ, công chức đó, bản kê khai tài sản thường được xếp rất ngăn nắp, khóa rất kỹ trong tủ hồ sơ quản lý cán bộ. Vì thế, cử tri và nhân dân không thể giám sát được tài sản của cán bộ, công chức. Kê khai mà không công khai thì việc kê khai không còn ý nghĩa. “Gần đây tôi được thông tin một cán bộ cấp phòng ở Hà Nội mà tài sản tăng thêm trong một năm có giá trị đến hàng tỷ đồng, thử hỏi với một cán bộ công chức cấp phòng có mức lương khoảng 4-5 triệu đồng/tháng thì lấy đâu ra số tiền "khủng" đó nếu không phải là tham nhũng”, ông Tiến cho biết. Theo ông Tiến, không công khai kết quả kê khai tài sản của cán bộ công chức nên không ai biết được, chỉ khi các cơ quan pháp luật vào cuộc thì mới lộ chân tướng. "Một ví dụ điển hình là Dương Chí Dũng do tham nhũng mà hàng chục tỷ đồng để mua nhà nọ nhà kia cho "bạn gái...Hiện tượng mà chúng ta chưa kiểm soát được đó là tình trạng chuyển tài sản cho người thân trong gia đình. Con trai, con gái đang ở tuổi vị thành niên mà đã nắm giữ số tài sản rất lớn: ô tô, biệt thự, đất đai, cổ phiếu...”, ông Tiến nói. Ví tham nhũng như căn bệnh nan y đã di căn, ông Hoàng Minh Tân (55 tuổi) đặt câu hỏi: Để chữa "bệnh nan y" này cần phải có bài thuốc đặc trị gì? Ai là người cắt thuốc? Ai là người cho uống thuốc? Nếu không khỏi thì có giải pháp gì khác không? Trước câu hỏi trên, Đại biểu Lê Như Tiến bày tỏ nếu chúng ta chống tham nhũng quyết liệt, bài bản, căn cơ từ nhiều năm trước thì không đến nỗi trọng bệnh tham nhũng trở thành di căn như hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã nhận định nó là quốc nạn, nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ. Chữa "bệnh nan y" này cần phải có thuốc đặc trị. Hiện chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thiện từ pháp luật đến tổ chức bộ máy chống tham nhũng. Vấn đề còn lại là khâu triển khai thực hiện như thế nào. Chính vì thế, ông Tiến cho rằng: Người cắt thuốc và người cho uống thuốc chính là các Cơ quan bảo vệ pháp luật: điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Và trong thực tế vừa qua chúng ta đã biết có những mức án rất nghiêm khắc đã được tuyên phạt, đó là án tử hình cho những kẻ tham nhũng. Qua đó, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng chống tham nhũng. “ Ở đâu có quyền lực thì ở đó có nguy cơ tham nhũng. Vì vậy, chúng ta phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, vì những người có chức có quyền thường lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền.”, đại biểu Lê Như Tiến nhấn mạnh. Hoàng Vũ
|