Trước đó vào ngày 16/8/2024,ửphạthộkinhdoanhtấnđườngcátkhôngrõnguồngốcxuấtxứbd ltd anha Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường Long An phối hợp với Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng Cục Quản lý thị trường) kiểm tra vào tại hộ kinh doanh Hoàng Phát trên địa bàn thị xã Kiến Tường.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hộ kinh doanh Hoàng Phát đang chứa trữ số lượng 98 bao đường cát (đường đã được đóng gói sẵn theo khối lượng 50kg/bao), trên bao bì không thể hiện tên, nhãn hiệu, nơi sản xuất, có hạn sử dụng đến ngày 15/8/2025.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh đường cát. Ảnh: Cục QLTT Long An
Chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của 98 bao đường cát nêu trên. Ngoài ra tại khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm có côn trùng gây hại xâm nhập, hộ kinh doanh không có thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với từng loại sản phẩm, không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan theo quy định.
Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh trên thừa nhận đang kinh doanh đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là 105.350.000 đồng.
Với vi phạm nêu trên, Đội Quản lý thị trường số 2 kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Long An ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với số tiền 110,5 triệu đồng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy 98 bao đường cát vi phạm.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Đức Hòa với số tiền 70 triệu đồng do có hành vi kinh doanh 104 bao đường cát, loại 50kg/bao, có nhãn bằng tiếng nước ngoài (GULA EPX PRAI) không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển, sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Cụ thể do sang chiết một cách thủ công, lén lút nên đường nhập lậu dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị lẫn các tạp chất vào và không đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho đường cát trắng. Chẳng hạn đối với các chất nhiễm bẩn như Asen không lớn hơn 1 mg/kg, đồng không lớn hơn 2 mg/kg, chì không lớn hơn 0,5 mg/kg…
Ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, với tình trạng hoạt động nhập lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường cát diễn tiến phức tạp như hiện tại, không chỉ người tiêu dùng là đối tượng trực tiếp “ăn trái đắng” mà còn gây thất thu ngân sách, đẩy hoạt động sản xuất đường cát trong nước vào tình thế khó khăn, tác động tiêu cực đến đến thị trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13743:2023 về đường trắng
TCVN 13743:2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho đường trắng và đường trắng đồn điền dùng làm thực phẩm.
Tiêu chuẩn này quy định rất rõ về yêu cầu cảm quan đối với đường trắng và đường trắng đồn điền. Cụ thể, về màu sắc: Tinh thể màu trắng, khi pha trong nước cất với tỷ lệ đến 50 % (phần khối lượng/thể tích) cho dung dịch trong; Trạng thái: Dạng hạt tương đối đồng đều, khô, rời; Mùi, vị: Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt tự nhiên, không có mùi, vị lạ. Ngoài ra còn những yêu cầu về lý - hóa khác.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cũng quy định cách bảo quản sản phẩm nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm không phải là thực phẩm hoặc là thực phẩm có mùi.
Phương tiện vận chuyển đường trắng và đường trắng đồn điền cũng phải khô, sạch, không có mùi lạ.