【kêt quả u20 châu á】Khởi động Nhóm công tác Kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe Ban đầu
TheởiđộngNhómcôngtácKỹthuậtvềChămsócsứckhỏeBanđầkêt quả u20 châu áo Quyết định số 5088/QD-BYT ngay 29/10/2019 Nhóm công tác Kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe Ban đầu với 4 mục tiêu sau: (1) đảm bảo các hoạt động và đầu tưmới /bổ sung của các đối tác phải các đối tác phải phù hợp với các ưu tiên và chiến lược của Chính phủ, (2) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Y tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp từ các hoạt động và đổi mới sáng tạo, (3) kêu gọi, điều phối và tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, và (4) xây dựng và hệ thống hóa các bằng chứng và đưa ra các khuyến nghị cho Bộ Y tế về các chiến lược, đầu tư và ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Dự kiến, chương trình cuộc họp khởi động Nhóm công tác Kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe Ban đầu của Bộ Y tế sẽ được tổ chức vào ngày 16/12 tới nhằm thảo luận mục tiêu, vai trò, các hoạt động và cơ chế phối hợp, cũng như rà soát lộ trình dự thảo cho Nhóm công tác Kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe Ban đầu năm 2020.
Theo ước tính, chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể đáp ứng hơn 70% nhu cầu sức khỏe của con người trong suốt cuộc đời của họ, từ tăng cường sức khỏe và phòng chống dịch bệnh đến điều trị và quản lý các điều kiện sức khỏe lâu dài. Đó là một trong những cách thông minh nhất để cung cấp sức khỏe cho tất cả mọi người. Bằng cách đưa các dịch vụ y tế đến gần hơn với mọi người, và hợp tác với họ để quản lý nhu cầu sức khỏe của họ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng là hiện thân của dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu như một "bước quan trọng" để đạt được bao phủ y tế toàn dân cho tất cả mọi người.
Tại Việt Nam, vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu đã và đang được khẳng định và đã nhận được chỉ đạo về chiến lược và cam kết chính trị. Nghị quyết 20- NQ/TW đã đề ra mục tiêu thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Đề án 2384 về xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, và dự ánthí điểm xây dựng 26 trạm y tế xã phường trên 8 tỉnh thành phố đã mang lại một số kết quả, tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều.
Theo TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam đang đi đúng hướng trong tiến trình bao trùm sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, chúng ta không thể thực hiện được điều này nếu không có nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu vững chắc. Trong thời gian tới, chúng ta cần bao phủ bảo hiểm y tế cho tầng lớp trung, trong đó có đối tượng cận nghèo và người nhập cư, cải thiện hệ thống dịch vụ y tế phù hợp với nhu cầu thay đổi của người dân. Hướng dẫn người dân và cộng đồng cách tự kiểm soát sức khỏe và sử dụng thuốc và công nghệ hợp lý. Thiết lập cơ chế tài chínhbền vững để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xây dựng niềm tin ở hệ thống y tế huyện và xã, đảm bảo chất lượng và dịch vụ y tế cho tất cả người dân.
Theo PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch Tài Chính, Bộ Y tế, y tế cơ sở đã đạt được một số thành tựu đáng kể như hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, kiểm soát sốt rét, lao, thanh toán bệnh bại liệt polio, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 95%, và sản xuất được hầu hết các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong thời gian tới, tiến tới mục tiêu giảm tỷ lệ mắc viêm gan b ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% và loại trừ sởi vào năm 2020,…. Tuổi thọ người dân cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ chi từ tiền túi người dân còn cao ở mức 41%. Theo khuyên cáo của WHO, tỷ lệ này chỉ nên dưới 30%.