【bảng xếp hạng giải vô địch hà lan】Bất cập trong thực hiện Nghị định 81

Thời gian qua,ấtcậptrongthựchiệnNghịđịbảng xếp hạng giải vô địch hà lan các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 81 ngày 19-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua 3 năm thực thi, công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn.

Cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính người điều khiển phương tiện giao thông.

3 năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh ban hành trên 76.000 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền phạt thu được gần 83,4 tỉ đồng. Lực lượng chức năng cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều đối tượng. Việc xử phạt các hành vi vi phạm đã đem lại hiệu quả và mang tính răn đe, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật.

Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình áp dụng Nghị định 81 cũng ghi nhận những bất cập phát sinh. Ông Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, nói: Việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện gặp những khó khăn nhất định, như người vi phạm ở nhiều địa phương khác nhau, có trường hợp ở rất xa, số tiền nộp phạt vi phạm ít nên chưa được tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định theo quy định; nhiều trường hợp người vi phạm bị tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị thấp hơn so với số tiền phạt của lỗi vi phạm và trong lúc lập biên bản xử phạt, người vi phạm khai không đúng hoặc không khai tên họ, địa chỉ bỏ trốn để khỏi bị xử lý… Trong khi nghị định này chưa quy định xử lý cụ thể các trường hợp trên nên việc xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành quyết định chưa được thực hiện triệt để.

Bất cập hiện nay nữa là nghị định chưa quy định thẩm quyền giao quyền cho cấp phó trong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, từ đó gây khó khăn cho xã, phường, thị trấn trong thực hiện biện pháp này trong trường hợp chủ tịch UBND cấp xã đi học, đi công tác xa, vắng mặt tại cơ quan thời gian dài.

Tại Điều 16 Nghị định số 81 quy định, việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, khi đối tượng đã ít nhất 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 6 tháng. Trong khi  Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “… người có hai lần trở lên trong 6 tháng có hành vi vi phạm hành chính theo quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. “Quy định như vậy là chưa sát với thực tế, đối tượng lợi dụng về thời gian để thực hiện hành vi vi phạm nhằm né tránh pháp luật và chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong điều kiện hiện nay ở địa phương”, ông Đặng Việt Hiểu, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết.

Nghị định này cũng quy định: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần”. Tuy nhiên, đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản về hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, chưa ra quyết định xử phạt nhưng sau khi kiểm tra phát hiện hình thức và nội dung biên bản không phù hợp, nếu lập biên bản lại thì không đúng với quy định, nếu vẫn xử phạt thì biên bản lập sai phải xử lý như thế nào?

Với quy định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền, tuy nhiên, Nghị định 81 chưa hướng dẫn cụ thể để áp dụng.

Qua những hạn chế trên, việc cơ quan chức năng kiến nghị đến Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm rà soát sửa đổi, bổ sung những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong nghị định để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính là cần thiết.

Bài, ảnh: PHI YẾN

Ngoại Hạng Anh
上一篇:35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
下一篇:Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán