【bxh mexico primera division】Xây dựng chính sách về xuất xứ hàng hóa nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

时间:2025-01-25 15:14:56来源:88Point 作者:La liga
Doanh nghiệp góp ý về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa XNK
Sửa đổi các quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,âydựngchínhsáchvềxuấtxứhànghóanhằmtiếptụchỗtrợdoanhnghiệbxh mexico primera division nhập khẩu
Tiếp tục hướng dẫn sử dụng mã loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu
Xây dựng chính sách về xuất xứ hàng hóa nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh

Chính sách phù hợp với thực tiễn

Vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19, với nhiều nội dung quy định nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh có ảnh hưởng nặng nề trên toàn thế giới. Chẳng hạn như gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (doanh nghiệp được nộp C/O trong thời gian 1 năm kể từ ngày cấp); chấp nhận C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử hoặc bản chụp/ bản scan C/O để nộp cơ quan hải quan.

Hiện nay Tổng cục Hải quan đang tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý của các cục hải quan tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan có liên quan để hoàn thiện dự thảo trình Bộ Tài chính ban hành. Qua đó góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, cũng như đảm bảo ưu đãi cho doanh nghiệp khi thực thi các Hiệp định Thương mại tự do.

Năm 2021, Tổng cục Hải quan cũng báo cáo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Thông tư cũng kịp thời đưa ra chính sách giúp doanh nghiệp thuận lợi áp dụng chính sách ưu đãi.

Nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại và các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới, hiện nay Tổng cục Hải quan dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2018/TT-BTC; Thông tư 47/2020/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona và Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Theo đó, dự thảo Thông tư sẽ quy định cụ thể hồ sơ, kiểm tra xác định trước xuất xứ; khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

C/O đóng vai trò quan trọng để hưởng thuế ưu đãi

Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám, tại thời điểm Thông tư 38/2018/TT-BTC được ban hành, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...) chưa được ký kết để triển khai nên chưa có hướng dẫn tại thông tư này. Bên cạnh đó, cần pháp lý hoá một số hướng dẫn của Bộ Tài chính như về thời điểm nộp C/O, trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan đang ở dạng công văn hướng dẫn. Do đó, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính để ban hành thông tư hợp nhất các Thông tư nêu trên.

Góp ý về xây dựng thông tư mới, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, Hiệp định RCEP có ý nghĩa rất lớn với ngành dệt may, để được hưởng thuế suất ưu đãi thì việc cấp C/O hết sức quan trọng. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều ý kiến của doanh nghiệp đã được ban soạn thảo tiếp thu. Tuy nhiên, trong nội dung của dự thảo Thông tư dẫn chiếu nhiều lần đến Thông tư 38/2018/TT-BTC, vì đây là Thông tư thay thế cần hạn chế dẫn chiếu các điều khoản cũ. Ngoài ra, khi Thông tư được ban hành và có hiệu lực cần có sự thống nhất trong cách hiểu và cách thực thi của các cục hải quan tỉnh, thành phố.

Thường xuyên tham gia cùng cơ quan Hải quan xây dựng chính sách, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tham gia cụ thể vào nội dung dự thảo, EuroCham đã đóng góp nhiều ý kiến về các quy định đối với C/O không ưu đãi; các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ; trường hợp được coi là vận tải trực tiếp... tại dự thảo Thông tư thay thế các thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm Thông tư 38/2018/TT-BTC, Thông tư 62/2019/TT-BTC, Thông tư 47/2020/TT0BTC và Thông tư 07/2021/TT-BTC.

Chẳng hạn dự thảo quy định các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ còn trường hợp có khác biệt về tên và số chuyến của phương tiện vận chuyển do thay đổi phương tiện vận chuyển (không thay đổi xuất xứ của hàng hóa và tính hợp lệ của chứng từ). Do đó, EuroCham đề nghị bổ sung thêm trường hợp cơ quan Hải quan có thể chấp nhận khác biệt trên chứng từ xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, EuroCham cũng cho rằng dự thảo đang quy định các trường hợp được coi là vận tải trực tiếp, những chưa bao gồm trường hợp “Hàng hóa giữ nguyên chứng từ vận tải, cùng số vận đơn, số phương tiện vận tải, số seal của hãng vận chuyển”. Do đó, EuroCham đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo Thông tư.

相关内容
推荐内容