【soi kèo trận fiorentina】Thoát khỏi “ngăn kéo” để phát huy hiệu quả trong thực tiễn

时间:2025-01-10 21:47:36 来源:88Point

Chuyển giao,ỏingănkođểphthuyhiệuquảtrongthựctiễsoi kèo trận fiorentina ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN vào thực tiễn là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, quá trình này hiện còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn”.

Bài 2: Đâu là “điểm nghẽn” ?

Để kết quả nhiệm vụ KH&CN không còn nằm trong “ngăn kéo” và phát huy hiệu quả, cần nhiều sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt.

Lãnh đạo tỉnh đã lưu ý việc đặt hàng, nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN cần bám sát, tập trung vào định hướng phát triển của tỉnh.

Nhiều “điểm nghẽn”

Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, khẳng định: “Sự chuyển mình mạnh mẽ của tỉnh Hậu Giang từ đầu nhiệm kỳ đến nay có sự đóng góp trực tiếp và quan trọng của lĩnh vực KH&CN. Song chúng ta cũng nhìn nhận thẳng thắn là việc phát triển KH&CN của tỉnh hiện nay vẫn chưa đạt được như mong muốn và vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn, vướng mắc”.

Cụ thể, trong triển khai nhiệm vụ KH&CN, việc chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn”.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo sớm rủi ro dịch bệnh phục vụ quản lý nông nghiệp và phòng chống thiên tai tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Văn Hồng làm chủ nhiệm, Phân viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu là tổ chức chủ trì, thực hiện từ năm 2020 với tổng kinh phí hơn 1,2 tỉ đồng. Sau khi nghiệm thu đề tài vào năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận kết quả, giao cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng.

Đề tài đã hỗ trợ cho ngành nông nghiệp trong công tác dự báo sinh vật gây hại, cảnh báo mối nguy cho bà con nông dân. Tuy nhiên, qua quá trình ứng dụng, phần mềm do đề tài nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì phần mềm chỉ cài đặt được trên máy tính nên người dùng chưa thể sử dụng “mọi lúc mọi nơi” như nhiều phần mềm hiện hành khác. Việc xử lý số liệu và cho ra kết quả còn chậm. Kinh phí duy trì, bảo dưỡng và nâng cấp phần mềm còn hạn chế. Do đó, sau 2 năm áp dụng, phần mềm này dần trở nên lỗi thời, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Tương tự, đề tài “Sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis bản địa và vật liệu hấp phụ để xử lý nước thải giết mổ gia súc và chế biến phân hữu cơ”, do PGS.TS Nguyễn Hữu Hiệp làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì, được nghiệm thu và chuyển giao kết quả cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiếp nhận vào năm 2014. Tuy nhiên, do việc sử dụng các vật liệu hấp phụ không phù hợp với nhu cầu sản xuất phân bón hữu cơ tại cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn tỉnh, nên kết quả đề tài chưa được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn, chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra.

Còn đề tài “Xây dựng (thí điểm) mô hình du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (địa bàn thí điểm đường nối Vị Thanh - Cần Thơ)”, do ông Nguyễn Duy Tân, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ hộ ông Lê Quốc Chiến, ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, đầu tư xây dựng các hạng mục để khai thác, phục vụ khách du lịch, với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng. Nhưng hiện nay, những hạng mục đầu tư trên đều xuống cấp và điểm du lịch này đã ngừng hoạt động.

Đó là 3 trong số những nhiệm vụ KH&CN đang gặp khó khi chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Thực trạng trên không chỉ gây lãng phí tri thức, lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cho các nhiệm vụ KH&CN, mà còn làm hạn chế đến vai trò động lực của KH&CN đối với sự phát triển chung của tỉnh.

Giải pháp nào tháo gỡ ?

Vừa qua, Đoàn giám sát chuyên đề về “Tình hình nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các đề tài, nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh” của HĐND tỉnh đã có các buổi giám sát, khảo sát với UBND tỉnh, Sở KH&CN và các sở, ngành liên quan. Qua đó, thấy được những “kẽ hở”, “điểm nghẽn”, là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cho biết: “Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều nhiệm vụ thực hiện chưa đạt hiệu quả, chưa được nhân rộng, triển khai ứng dụng. Một số nhiệm vụ ứng dụng không mang lại hiệu quả cao, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Quá trình chuyển giao nhiệm vụ còn chung chung, chưa được lượng hóa, chưa có phương pháp luận khoa học trong triển khai thực hiện. Các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin thiếu tính kết nối, không đồng bộ từ trang thiết bị đến hạ tầng phần mềm ứng dụng, không sử dụng được trên điện thoại...”.

Việc tuyển chọn, nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN hiện nay được đánh giá từng lúc, từng nơi vẫn chưa thực sự chặt chẽ và quyết liệt. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, nhận thấy: “Từ trước đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh chưa có đề xuất, thực hiện nhiệm vụ KH&CN nào. Do đó, các cơ quan, đơn vị cần quan tâm, lãnh chỉ đạo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. UBND tỉnh cần chỉ đạo, thúc đẩy việc nghiên cứu KH&CN ứng dụng vào trong công việc của các cơ quan đơn vị”.

Việc lồng ghép, huy động các nguồn lực, xã hội hóa cho hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nguồn lực thực hiện nhiệm vụ. Chưa thực hiện tốt việc báo cáo, đánh giá hiệu quả, đề xuất giải pháp xử lý vướng mắc,... trong hoạt động chuyển giao kết quả nhiệm vụ KH&CN. Chưa tiến hành sơ, tổng kết công tác chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng kết quả nhiệm vụ KH&CN vào thực tiễn. Đặc biệt là một bộ phận người dân còn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chỉ đạo: “Việc đặt hàng, nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN cần bám sát, tập trung vào định hướng phát triển của tỉnh, nhất là các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó đề xuất các nhiệm vụ KH&CN với quy mô lớn, mang tính đột phá thuộc “4 trụ cột” công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, đô thị,… Lưu ý công tác phối hợp giữa các ngành trong tham gia xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN. Tăng cường triển khai ứng dụng những thành tựu KH&CN vào thực tế sản xuất,...”.

Tiến trình phát triển hiện nay không thể tách rời KH&CN, tỉnh kỳ vọng việc triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực này trong giai đoạn tới sẽ tạo bước đột phá để chuyển nhanh nền kinh tế của tỉnh sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất lao động, tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao.       

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

推荐内容