Khơi thông điện gió ngoài khơi Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều chông gai |
Tokyo Gas lắp đặt 19 turbin gió ngoài khơi nhằm thúc đẩy không phát thải carbon. |
Thép được sử dụng để làm trụ điện gió ngoài khơi có độ dày 100 mm, dày hơn loại thép được sử dụng trong chế tạo tàu biển (25 mm) và máy móc xây dựng (40 mm) do phải tính đến khả năng chống chịu trong môi trường từ nhiên khắc nghiệt ngoài khơi và có thể chịu được động đất cường độ lớn. Cho đến nay, Nippon Steel vẫn sản xuất theo các đơn hàng riêng lẻ nhưng từ tháng 6 tới, doanh nghiệp này sẽ điều chỉnh dây chuyền sản xuất tại các nhà máy thép ở tỉnh Oita và tỉnh Chiba để có thể sản xuất hàng loạt sớm nhất từ năm 2026.
Nippon Steel cũng hy vọng sẽ góp phần vào việc củng cố và mở rộng chuỗi cung ứng trong nước đối với các trụ điện gió ngoài khơi theo mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản đề ra là nâng tỷ lệ tiêu thụ thép trong nước lên 60%. Sản lượng tiêu thụ thép trong nước của các doanh nghiệp sản xuất thép hiện khoảng gần 7 triệu tấn/năm và nhu cầu thép để chế tạo trụ điện gió ngoài khơi sẽ là 200.000 tấn/năm.
Trước đó JFE Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ hai sau Nippon Steel cũng đã công bố kế hoạch sản xuất đồng loạt thép dùng để chế tạo trụ điện gió tại tỉnh Okayama và thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa với tổng công suất tối đa là 200.000 tấn/năm, phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chính phủ Nhật Bản đạt mục tiêu các dự án điện gió ngoài khơi mới trong nước sẽ đạt tổng công suất 10 triệu kW vào năm 2030 và 30-45 triệu kW vào năm 2040. Ước tính cứ 10 triệu kW sẽ tương đương hoạt động của 600 trụ điện gió và mỗi trụ điện gió cần tới vài nghìn tấn thép nên nhu cầu sử dụng thép trong lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng mạnh trong các năm tới.
Nắm bắt được làn sóng này, ngày cả những doanh nghiệp lớn ngoài ngành sản xuất thép cũng đã có các động thái đầu tư hoặc liên doanh để sản xuất thép có độ dày 100 mm. Vào tháng 2 vừa qua, tập đoàn Sumitomo Heavy Industries đã tuyên bố kế hoạch chuyển đổi hoạt động từ kinh doanh đóng tàu sang sản xuất các thiết bị của trụ điện gió ngoài khơi tại nhà máy ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa.
Trong khi đó, tháng Tư vừa qua, NYK Line cũng đã khai trương một trung tâm đào toàn diện về sản xuất thiết bị phát điện gió ngoài khơi ở thành phố Oga, tỉnh Akita. Doanh nghiệp này dự kiến sẽ phối hợp với Japan Marine Enterprises để đào tạo nhân sự chuyên môn về xây dựng, lắp ráp và vận hành các trụ điện gió ngoài khơi với mục tiêu đào tạo khoảng 1.000 nhân viên vào năm 2030.
Tokyo Gas cũng công bố kế hoạch hợp tác với một công ty lớn của Anh để tham gia vào hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan đến vận hành điện gió ngoài khơi.