【kèo châu âu hôm nay】Vẻ đẹp của giá cả: Câu chuyện giá cước vận tải
时间:2025-01-10 20:10:43 出处:World Cup阅读(143)
Bởi vậy,ẻđẹpcủagiácảCâuchuyệngiácướcvậntảkèo châu âu hôm nay giá xăng dầu tăng hay giảm sẽ gây tác động dây chuyền, nhưng một bên là giá độc quyền còn bên kia là giá thị trường nên sự tác động diễn ra vô cùng phức tạp trong nền kinh tế, không thể dùng những bài toán giản đơn để suy luận.
Giá xăng dầu tăng hay giảm sẽ gây tác động dây chuyền - Ảnh minh họa của Nguyễn Tuấn
Hãy bàn riêng về giá cước vận tải. Khi giá xăng dầu tăng thì giá cước vận tải vội vàng tăng theo “cho kịp”, nhưng khi giá xăng dầu giảm, các hãng vận tải lại không vội, nhiều hãng coi như không biết. Khi giá xăng dầu giảm liên tiếp đến lần thứ 9 mà giá cước vận tải vẫn không giảm hoặc mới bắt đầu giảm túc tắc thì dư luận hết chịu nổi. Báo chí đồng loạt lên tiếng, vừa phê phán mạnh mẽ các hãng vận tải chây ì trong việc giảm giá cước, vừa kiến nghị các cơ quan chức năng “ra tay”.
Trước sự phê phán đồng loạt của báo chí, Bộ Tài chính cũng không thể im lặng. Bộ này đã ra công văn gửi Bộ Giao thông vận tải và chính quyền các địa phương yêu cầu giảm giá cước, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra nhằm mục đích buộc các doanh nghiệp vận tải phải giảm giá cước và răn đe các doanh nghiệp chây ì.
Mới nhìn qua thì thấy báo chí lên tiếng đúng, Bộ Tài chính làm cũng kịp thời. Nhưng nghĩ kỹ lại thì thấy có vấn đề. Vận tải là thị trường tự do cạnh tranh không bị giới hạn, có hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp, thậm chí có hàng chục vạn thương nhân tham gia, các thương nhân chỉ đăng ký giá cước chứ Nhà nước không can thiệp, không quản lý giá cước, Nhà nước chỉ “quản lý” giá cước mà doanh nghiệp đăng ký mà thôi. Không có Bộ nào, ngành nào, cơ quan chức năng nào có thể buộc được doanh nghiệp vận tải giảm giá cước, nếu buộc được thì sẽ phải sử dụng lại phương pháp quản lý thời bao cấp và như vậy sẽ phải “giải tán” cơ chế thị trường. Lúc này chính là lúc để cho giá cả làm phận sự để phát huy vẻ đẹp của nó.
Xin lưu ý, sự lên tiếng của báo chí là chính đáng, đó là tiếng nói phản ứng của người tiêu dùng, báo chí có quyền và nên làm như thế. Nhưng phản ứng “lấn tới” bằng cách kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc là tiếp tay cho những can thiệp phi thị trường, không những không có lợi gì cho người tiêu dùng mà còn gián tiếp gây hại cho công cuộc đổi mới.
Trong nền kinh tế thị trường, theo nhà kinh tế học Friedrich Hayek, giá cả là tín hiệu báo cho một cá thể biết nên làm điều gì và nên điều chỉnh điều gì, sản xuất hoặc kinh doanh nhiều hơn hay ít hơn sản phẩm này hay sản phẩm khác, theo phương pháp nọ hay phương pháp kia. Giá cả cũng là tín hiệu báo cho người tiêu dùng biết nên tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ này hay hàng hóa, dịch vụ khác, tiêu dùng nhiều hơn hay tiêu dùng ít hơn…
Một hãng nào đó sẽ giảm giá trước, các hãng khác buộc phải giảm theo nếu không muốn mất khách - Ảnh minh họa của Ngọc Thắng
Nhiều người sẽ bảo giá cả “làm phận sự” của nó đâu không thấy, chỉ thấy giá cước cứ chây ì không chịu giảm. Xin thưa, các biện pháp quản lý của nhà nước, chẳng hạn như “từ 12 giờ trưa nay, giá xăng giảm …”, chúng ta có thể nhìn thấy ngay, còn thị trường thì vận hành tương tác rất chậm chạp. Không thể dùng “con mắt” nhìn các biện pháp can thiệp của nhà nước để nhìn thị trường.
Trong trường hợp giá cước vừa nói, giá cả phát đi tín hiệu cho người tiêu dùng biết chi phí đi taxi hoặc xe khách đang quá cao so với mức mà lẽ ra mà mình phải trả. Khi tín hiệu đó lan tỏa, người ta bắt đầu cân nhắc, sự cân nhắc của người tiêu dùng sẽ dẫn đến việc giảm bớt tần suất đi lại hoặc lựa chọn phương tiện hợp lý hơn. Trước sau gì các hãng vận tải cũng nhận ra được điều này mà chẳng cần ai nhắc nhở, họ sẽ thấy việc giảm giá sẽ có lợi hơn là giữ mức giá cao. Một hãng nào đó sẽ giảm giá trước, các hãng khác buộc phải giảm theo nếu không muốn mất khách. Trong trường hợp này vai trò của báo chí quan trọng ở chỗ, đã giúp các tín hiệu phát ra từ giá cả được lan truyền nhanh chóng. Sự điều tiết chắc chắn sẽ diễn ra một cách hợp lý và bền vững, nhưng hết sức chậm chạp.
Cần phải nói thêm, khuynh hướng tăng nhanh giảm chậm của giá xăng dầu đang gây khó khăn cho việc giảm giá cước của các hãng vận tải. Các hãng này lo ngại tới đây giá xăng dầu sẽ tăng nhanh khiến họ không kịp trở tay, do đó trong khi sự phản ứng bằng hành vi của các khách hàng của họ chưa đủ độ gây bất lợi cho họ, họ cứ giữ giá cao được chừng nào hay chừng đó. Điều này làm cho sự điều chỉnh giá cước trên thị trường vốn đã chậm chạp càng chậm chạp hơn.
Do quán tính ăn sâu từ cơ chế tập trung quan liêu nên người dân (và không ít các nhà báo) vẫn mang khuynh hướng cần sự can thiệp của Nhà nước chứ không chấp nhận sự vận hành chậm chạp đó của thị trường.
Chúng ta thường ca ngợi những doanh nhân có “lòng tốt” và muốn mọi doanh nhân đều như vậy. Nhưng, như vị “sư tổ” của kinh tế học và cũng là “sư tổ” của học thuyết thị trường tự do là Adam Smith đã chỉ rõ, không phải từ lòng tốt của người bán thịt, bán rượu hay bán bánh mì mà chúng ta có được bữa ăn tối, mà từ chính lợi ích của những người đó. Mục đích của mọi doanh nhân đều là lợi nhuận, không nên và không cần phải kêu gọi “lòng tốt” ở họ. Hãy để họ vì lợi ích của chính họ mà đem những điều tốt đẹp đến cho người tiêu dùng.
Thị trường tự do mang lại sự thịnh vượng cho đất nước và sự giàu có khá giả cho dân chúng, gần 30 năm đổi mới ở nước ta là minh chứng đầy thuyết phục, mặc dù thị trường ở nước ta chưa đầy đủ và còn vênh vẹo. Nhưng thị trường tự do cũng mang nhiều rủi ro, điều thường gọi là “mặt trái” của thị trường. Sự chậm chạp trong việc giảm giá cước vừa rồi cũng nằm trong “mặt trái” đó. Đã chấp nhận thị trường thì phải chấp nhận luôn cái “mặt trái” của nó, chẳng thể nào khác được.
Adam Smith cũng không phủ nhận “mặt trái” đó khi ông viết: "Những người cùng kinh doanh một nghề ít khi gặp nhau, ngay cả để vui chơi giải trí, nhưng nếu gặp thì kết thúc câu chuyện bao giờ cũng là một âm mưu chống lại công chúng hoặc vài thủ đoạn chuẩn bị tăng giá" (*). Có lẽ Adam Smith muốn đề cập đến xu hướng hình thành các “nhóm lợi ích” trong cơ chế thị trường.
Ngày nay chúng ta đã thấy các “nhóm lợi ích” phát triển thiên biến vạn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà các Hiệp hội ngành nghề mọc lên như nấm. Nhưng cần phân biệt hai loại: Các “nhóm lợi ích” hình thành một cách tự nhiên và các “nhóm lợi ích” hình thành do sự tiếp tay của các cơ quan nhà nước để lũng đoạn chính sách. Loại thứ nhất sẽ do thị trường điều tiết bằng một môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh. Còn loại thứ hai thì nhất định phải dùng pháp trị mới có thể triệt phá được.
Tóm lại, câu chuyện về sự vênh váo giữa giá xăng dầu và giá cước vận tải giúp chúng ta nhiều suy tưởng về sự vận hành của thị trường và giá cả.
Theo Thanh niên
猜你喜欢
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Lãnh đạo Hamas tái xuất sau tin đồn đã chết
- Việt Nam tiếp tục tham vấn với Lào và Campuchia hậu cơ chế tam giác phát triển
- Ông Trump bất ngờ tự nhận đã đến dải Gaza
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Triều Tiên tuyên bố cắt đứt hoàn toàn tuyến đường bộ và đường sắt tới Hàn Quốc
- Tổng thống Putin: Nga sẽ tái thiết những gì bị phá huỷ ở Donbass, Novorossiya
- Nga tịch thu vũ khí NATO cung cấp cho Ukraine ở Donbass
- Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động