当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kèo mc】Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

【kèo mc】Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

2025-01-10 15:30:13 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Báo Cà MauTrung tuần tháng 12/2016, Ðảng bộ, Nhân dân xã Tam Giang, huyện Năm Căn vinh dự và phấn khởi được Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh di tích Trận đánh tàu trên sông Tam Giang (tại vàm rạch Chủ Mưu) năm 1970.

Sách sử ghi lại, đêm 29/8/1970, tại vàm rạch Chủ Mưu, Kinh 17, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, Ðội du kích Kinh 17 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Tiễn đã giành được chiến thắng lớn. Trong trận đánh này, ta đã tiêu diệt chiếc tàu săn 228 và 4 chiếc tàu đi kèm, bắn hỏng 1 trực thăng hộ tống, diệt 1 trung tá Mỹ và hơn 240 tên địch. Qua đó, góp phần làm thất bại chiến dịch “Sóng thần” với chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” nhằm càn quét, bắn phá, “bình định” vùng rừng đước Năm Căn của bọn đế quốc Mỹ.

Ông Huỳnh Chí Nguyện, ấp Kinh 17, xã Tam Giang, xúc động nhớ đến các đồng đội đã hy sinh xương máu để giành chiến thắng và có được di tích lịch sử như ngày hôm nay.

Ông Huỳnh Duy Tiên, ấp Kinh 17, xã Tam Giang, cho biết: “Quê hương Tam Giang đã nối tiếp truyền thống cách mạng của cha ông, đứng lên chiến đấu kiên cường để đánh đuổi giặc ngoại xâm, đến nay đã được Ðảng và Nhà nước ghi nhận công lao bằng việc công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Tôi rất phấn khởi, sẽ cố gắng sống tốt, giáo dục con cháu sống, học tập, lao động có ích, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của địa phương”.

Nhiều hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Nhà truyền thống di tích lịch sử Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ.

Qua thời gian sưu tầm hình ảnh, hiện vật, thiết kế ý tưởng, không gian trưng bày và tổng hợp, xác minh các nguồn tư liệu lịch sử, cuối năm 2016, Ðảng bộ và Nhân dân xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn cũng được chiêm ngưỡng các di tích lịch sử truyền thống của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ khi nhà truyền thống này chính thức đi vào hoạt động, góp phần chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Cà Mau và mừng Ðảng, mừng xuân Ðinh Dậu năm 2017.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện Năm Căn nói chung, xã Hàm Rồng nói riêng là căn cứ địa cách mạng vững chắc, đã chở che, đùm bọc và bảo vệ an toàn nhiều cơ quan, nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương, trong đó có Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng. Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập theo Sắc lệnh số 102 ngày 1/11/1947 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và quyết định của Uỷ ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ, được giao in ấn giấy bạc Việt Nam tại Nam Bộ, có biểu tượng hình Bác Hồ và biểu tượng công - nông - binh - trí thức.

Tiền in ra được lưu hành khắp Nam Bộ, góp phần xác lập chủ quyền đất nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân, tô đậm thêm trang sử kháng chiến Nam Bộ thành đồng Tổ quốc. Trong thời gian 6 tháng hoạt động, các chiến sĩ trong Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã cống hiến rất nhiều công sức, xương máu, góp phần vào sự thành công của cách mạng trong những ngày đầu kháng chiến cam go của dân tộc. Tờ giấy bạc tài chính Việt Nam ra đời trở thành công cụ đấu tranh hiệu quả trên mặt trận tiền tệ với địch, góp phần xây dựng nền tài chính độc lập, tự chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Việc xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà trưng bày truyền thống di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Cà Mau Lê Minh Sơn cho biết: "Nhà trưng bày có gần 100 hình ảnh, tài liệu, tư liệu về Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, được sưu tầm từ Trung ương đến địa phương, khoảng 20 hiện vật, trong đó đặc biệt là máy in tiền offset, được phục dựng theo tỷ lệ 1/1. Bên cạnh đó, còn một số tư liệu sưu tầm được từ các chú từng sinh sống, làm việc ở xã Hàm Rồng và Bộ Tài chính, như các quyển sách và nội dung về tiền. Ðặc biệt, ở đây còn trưng bày thùng đựng tiền với hơn 100 tờ, nhằm tái hiện lại hoạt động của các chiến sĩ trong Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Ðảng và Nhà nước giao phó".

Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Lê Văn Ðức phấn khởi: "Công trình nâng cấp, tôn tạo Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ theo di tích cấp quốc gia thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với các dấu ấn lịch sử của địa phương trong những năm kháng chiến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Ðây là công trình lịch sử văn hoá có ý nghĩa quan trọng, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau".

Trưởng Phòng VH-TT huyện Năm Căn Ngô Chí Hiếu thông tin: "Trên địa bàn huyện đã có 3 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó: Khu di tích Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng được xếp hạng cấp quốc gia; địa điểm trận chiến thắng Bến Dựa, xã Hiệp Tùng và địa điểm trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970, xã Tam Giang, được xếp hạng cấp tỉnh.

Ngoài ra, còn có 2 địa điểm, di tích được thống nhất đề nghị công nhận xếp hạng cấp tỉnh, đó là nơi bao vây bức rút Chi khu Năm Căn (khóm Tắc Năm Căn, thị trấn Năm Căn) và trận đánh Căn cứ nổi Hải quân Mỹ trên sông Năm Căn. Riêng địa điểm Làng rừng đồng Ông Nghệ (ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng) và Làng rừng Huỳnh Ngọc Ðiệp (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang) sẽ ghép vào di tích đề nghị xếp hạng quốc gia hệ thống Làng rừng tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh đó, còn có 4 địa điểm lịch sử được bảo tồn gồm "Ðền thờ Bác Hồ" (Ấp 7B, xã Hiệp Tùng), Ðội Du kích tí hon xã Hàm Rồng (ấp Kinh Tắc, xã Hàm Rồng), Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai (Khóm 1, thị trấn Năm Căn) và lễ hội Vía Bà Thuỷ Long" (Ấp 2, xã Hàng Vịnh).

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư, từng bước hoàn thiện đấu nối với các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Năm Căn, thì việc tôn tạo, bảo tồn các địa điểm di tích lịch sử không những là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch, học tập, nghiên cứu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh trong tương lai./.

Bài và ảnh: Văn Tưởng

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读