发布时间:2025-01-10 00:14:40 来源:88Point 作者:La liga
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Tinh thần của ban soạn thảo là “tiếp tục lắng nghe góp ý đến cùng,ấtcảvìlợiíkết quả wolfsburg trước khi Quốc hội bấm nút thông qua dự án Luật”.
Cần có lộ trình thực hiện hạn ngạch xả thải
Cơ bản đồng tình với dự án Luật, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Bắc Giang Trần Văn Lâm cho rằng, lĩnh vực môi trường chủ yếu tập trung vào các nguồn tài nguyên, trong khi tài nguyên hữu hạn nên đòi hỏi sử dụng phải có kế hoạch.
Ông Lâm đặt vấn đề: Đối với xả thải nước mặt đã có quy định về hạn ngạch, mức chịu tải của dòng sông. Còn đối với nước ngầm hiện đang khai thác vô tội vạ, khai thác xong không quản lý gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến mất ổn định địa chất, sụt lún. Vậy có nên áp dụng hạn ngạch? Hay đối với khí thải, “môi trường là của chung nhưng nếu khí thải gia tăng quá mức chịu đựng sẽ gây ô nhiễm chung. Nhưng bây giờ các địa phương cấp phép cho dự án thì cứ cấp phép thôi, còn môi trường khí thải xả ra xung quanh hàng xóm chịu”. Do vậy, cần quy định tổng xả thải trong cả nước đối với khí thải để bảo đảm các địa phương cấp phép dự án bảo đảm không vượt quá mức tổng này. “Các yếu tố môi trường phải quản lý và khai thác một cách khoa học, chặt chẽ bằng hạn ngạch”, ông Lâm nhấn mạnh.
Phản hồi ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, khi xây dựng dự án Luật, ban soạn thảo đã đưa quy định hạn ngạch xả thải đối với nước thải và khí thải. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các chuyên gia, ĐBQH, việc tính toán để đưa ra hạn ngạch này không đơn giản, đòi hỏi đầu tư trang thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực. Thực tế, chúng ta vẫn chưa có quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. Do đó, cần có lộ trình thực hiện.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hiện thế giới đã cho hạn ngạch để Việt Nam xả thải khí nhà kính đến năm 2025, 2030 và 2050. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tính toán để chia đều cho các ngành xả thải lớn. Như vậy, hiện mới chỉ tính toán đến việc cấp hạn ngạch đối với khí thải nhà kính để bảo đảm tính khả thi.
Đối với nước ngầm, Luật Tài nguyên nước đã quy định nguyên tắc khai thác là không gây ô nhiễm, còn khai thác tràn lan là không thực hiện kiểm soát và quản lý tốt. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ, mực nước ngầm luôn luôn được bổ sung, nếu chúng ta không khai thác thì lãng phí, còn khai thác quá mức khiến nước ngầm bị hạ thấp hơn có thể bị ngập mặn. Hiện, Luật Tài nguyên nước quy định đủ cơ sở pháp lý và quy chuẩn để thực hiện việc khai thác nguồn nước này. Do vậy, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ không quy định về tài nguyên nước.
Phân cấp mạnh hơn cho địa phương
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). ĐBQH Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Trà Vinh cho rằng, theo Điều 33a có khoản tham vấn cộng đồng đối với ĐTM. Tuy nhiên, trong dự thảo chỉ quy định là thực hiện đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan dự án. Song thực tế, một dự án như nhà máy thủy điện hay nhiệt điện thì đối tượng chịu ảnh hưởng không phải chỉ có trực tiếp mà còn có cả gián tiếp. Do vậy, cần đánh giá thêm đối tượng bị ảnh hưởng gián tiếp.
Cho rằng “cái được của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần này là Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, không phải tất cả dự án đều phải thực hiện ĐTM”, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nhấn mạnh đây là tín hiệu tích cực. Bởi lẽ, có những dự án xây trường học, nếu buộc phải thực hiện ĐTM là không phù hợp.
Cũng theo ông Hòa, cần tính đến việc giảm giấy phép con cho doanh nghiệp. “Chúng ta đánh giá sơ bộ về môi trường tùy từng dự án. Ví dụ như dự án nhóm 1 có nguy cơ về môi trường thì thực hiện ĐTM, nếu không có nguy cơ về môi trường thì không đánh giá tác động để làm sao giảm được giấy phép con cho các doanh nghiệp, đồng nghĩa giảm cả thời gian và tiền bạc. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm những dự án không phải thực hiện ĐTM và giấy phép bảo vệ môi trường sẽ không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu sau này gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị thanh tra, kiểm tra xử lý và rút giấy phép hoạt động của dự án đó”, ông Hòa nhấn mạnh.
Từ thực tế ở các địa phương đều có Sở Tài nguyên và Môi trường là sở chuyên ngành có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để thực hiện ĐTM, ông Hòa kiến nghị nên phân cấp nhiều hơn cho địa phương trong thẩm quyền thực hiện ĐTM. Theo đó, ngoài các dự án thuộc lĩnh vực của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công an, quân đội, dự án thuộc các lĩnh vực còn lại như giao thông vận tải, xây dựng… cần phân cấp về cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, giao cho UBND tỉnh thực hiện ĐTM cần mời các cơ quan chủ quản cùng tham gia. Đặc biệt, hội đồng ĐTM phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu dự án đó phát hiện gây ô nhiễm môi trường.
Phản hồi về các ý kiến trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị trong thời buổi công nghiệp 4.0, việc tham vấn ý kiến trên mạng là bắt buộc. Việc lấy ý kiến trực tiếp đòi hỏi phải xuống tận nơi vì còn liên quan sử dụng đất, môi trường xung quanh không chỉ trong phạm vi nhà máy mà cả trong phạm vi chịu ảnh hưởng của nhà máy, chẳng hạn với nhà máy rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn) có phạm vi ảnh hưởng lên tới cả km.
Liên quan trách nhiệm của Hội đồng thẩm định ĐTM, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, trách nhiệm ĐTM phải là của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Hội đồng được thành lập để tư vấn cho dự án cụ thể và sẽ giải tán sau khi họp xong. Do vậy, việc gắn trách nhiệm cho hội đồng suốt vòng đời của dự án sẽ khó khả thi, khó mời được chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia.
Ghi nhận ý kiến của các đại biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà một lần nữa khẳng định: Tinh thần của ban soạn thảo là “tiếp tục lắng nghe góp ý đến cùng, trước khi Quốc hội bấm nút thông qua dự án Luật”.
Theo Daibieunhandan.vn
相关文章
随便看看