【akron togliatti】Đón đầu xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp xây dựng thêm nhà máy
Công ty CP thực phẩm Sao Ta đầu tư thêm 2 nhà máy chế biến tôm |
Dịch Covid ảnh hưởng khá trầm trọng đến chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, nhưng chế biến xuất khẩu tôm Việt vẫn khởi sắc. Một loạt các nhà máy chế biến tôm mới được khánh thành, báo hiệu một giai đoạn mới lạc quan cho ngành xuất khẩu tôm Việt.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong Dự thảo chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030 tầm nhìn 2045 chú trọng lĩnh vực nuôi, gồm tôm, cá tra, cá biển... Do vậy, kỳ vọng trong thập niên này, thuỷ sản Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển tốt hơn.
Nắm được cơ hội, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã đầu tư mở rộng nhà máy chế biến sản phẩm xuất khẩu. Ngay đầu năm mới 2021, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước đã khai trương nhà máy chế biến tôm An An tại Tiền Giang.
Nhà máy này có khuôn viên gần 3 hecta, với mức đầu tư trên 400 tỷ đồng, công suất chế biến khoảng 50 tấn tôm thành phẩm ngày, kho lạnh công suất 3.000 tấn. Sự đầu tư phát triển này sẽ góp phần để Thuận Phước bước vào tốp 5 doanh nghiệp tôm hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời, An An có vùng nuôi tôm 200 hecta tại Ba Tri, Bến Tre. Đây sẽ trở thành vùng trọng điểm lý tưởng, phù hợp cung ứng nguyên liệu cũng như tạo sự chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm.
Trong bối cảnh chung của ngành thủy sản hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất sản phẩm thủy sản xuất khẩu như một sự đột phá. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã có kế hoạch cuối quý I/2021 sẽ khởi công 2 nhà máy chế biến lớn tại Hậu Giang và Cà Mau, với công suất chung gần 50.000 tấn/năm, mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, Minh Phú còn có kế hoạch xây thêm nhà máy ở Kiên Giang.
Không những mở rộng nhà máy, Công ty CP thực phẩm Sao Ta đã thành lập thêm công ty con. Theo ông Hồ Quốc Lực, Giám đốc công ty, Sao Ta đã tìm thấy cơ hội quý giá này, thể hiện trong chiến lược phát triển 2021-2025 của mình, Sao Ta đã coi đây là thời cơ bứt phá. Sao Ta đã có các giải pháp căn cơ để đạt mục đích này, công ty hình thành thêm doanh nghiệp mới khá lớn, nhằm thu hút thêm khách hàng, đẩy mạnh chế biến nông thủy sản phối chế, giảm thiểu rủi ro, tạo nhiều cơ hội cho đội ngũ nguồn thể hiện năng lực. Hai doanh nghiệp xây dựng cùng lúc hai nhà máy chế biến mới. Trong đó, chú ý trang bị những thiết bị, máy móc là thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tăng năng suất, giảm giá thành và tăng sự thẩm mỹ mẫu mã sản phẩm.
Bên cạnh đó, Sao Ta tiếp tục mở rộng vùng nuôi nhằm tăng sức thuyết phục các hệ thống phân phối thủy sản lớn, nâng cao giá tiêu thụ, tạo cơ hội nâng tầm tôm Việt trên thị trường quốc tế.
Không chỉ mở rộng chế biến tại chỗ, nhiều doanh nghiệp còn mở rộng nhà máy sản xuất tại các vùng nguyên liệu lớn. Công ty CP Nha Trang Seafood –F17 đã có nhà máy chế biến tôm và cá tra ở Thốt Nốt, đang hoàn thiện những khâu cuối cùng cho nhà máy chế biến tôm ở Hải Phòng, Bạc Liêu, công suất 10.000 tấn/năm. Công ty CP thủy sản Minh Hải đang cải thiện điều kiện sản xuất, nâng công suất chế biến và an toàn thực phẩm cho cả 3 nhà máy của mình tại Bạc Liêu. Công ty Chế biến và dịch vụ Thủy sản Cà Mau đã làm mới nhà máy chế biến sâu và nâng công suất kho thêm 3.000 tấn.
Ngoài việc mở rộng xây dựng nhà máy, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu chế biến phục vụ cho xuất khẩu