您现在的位置是:World Cup >>正文

【giải vô địch quốc gia tây ban nha hôm nay】Cần nhanh chóng triển khai các quyết sách gỡ khó cho thị trường bất động sản

World Cup639人已围观

简介Thị trường bất động sản cùng nhau “ấn nút chờ”Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cần c ...

Thị trường bất động sản cùng nhau “ấn nút chờ”
Thị trường bất động sản,ầnnhanhchóngtriểnkhaicácquyếtsáchgỡkhóchothịtrườngbấtđộngsảgiải vô địch quốc gia tây ban nha hôm nay trái phiếu doanh nghiệp cần các biện pháp xử lý tích cực hơn
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản
Cần nhanh chóng triển khai các quyết sách gỡ khó cho thị trường bất động sản
Quang cảnh Hội thảo.

Thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp những thách thức lớn, đặc biệt là khó khăn về dòng tiền và các nút thắt pháp lý làm suy giảm lòng tin của khách hàng và sự vận hành ổn định, bền vững của các thành viên thị trường.

Tăng trưởng tín dụng, trong đó có dòng vốn vào thị trường BĐS giảm mạnh và chưa có dấu hiệu hồi phục khi quý I/2023 chỉ đạt 1,6%; áp lực đáo hạn trái phiếu còn rất lớn khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 được ước tính ở mức 235.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp BĐS có số dư trái phiếu sẽ đến hạn khoảng 100.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, tình trạng đình trệ của thị trường BĐS thời gian vừa qua có sự tác động lớn nhất của những vướng mắc pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn của các dự án. Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, chỉ riêng tại Hà Nội và TPHCM ước có khoảng 400 dự án gặp các vướng mắc về thủ tục triển khai dự án. Những ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, Chính phủ đã nhận thấy vấn đề và bắt đầu có động thái xử lý, tìm biện pháp tháo gỡ. Đơn cử, Nghị định 65, Nghị định 08 được ban hành để gỡ vướng mắc về trái phiếu DN; ban hành đề án phát triển nhà ơ xã hội với nguồn vốn lên tới 120 nghìn tỷ đồng…

Tuy nhiên, theo ông Đính, điểm nghẽn cơ bản cuối cùng phải được xử lý là pháp lý, làm thế nào để các dự án được phê duyệt, được tham gia thị trường. Chỉ khi giải quyết được bài toán này thì các dự án đầu tư mới được giải quyết các câu chuyện cơ bản.

“Cần xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại”, ông Đính đề xuất.

Đồng thời, cần xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư…

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam cho biết, chưa có năm nào nhà thầu xây dựng trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, quý 1/2023, ngành xây dựng tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, còn theo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, quý 1/2023 chỉ thực hiện được 8% kế hoạch 2023. “Đây là trạng thái bi bét nhất từ trước tới nay”, ông Hiệp chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, vấn đề ở đây là thiếu cơ chế pháp lý bảo vệ nhà thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng để thực hiện hoạt động, làm xong dự án mới được thanh toán, lãi vay 11-13%/năm, trường hợp chủ đầu tư khó khăn như thời gian gần đây không thể chi trả, thậm chí yêu cầu trả bằng sản phẩm. Nếu không có cơ chế bảo vệ, doanh nghiệp xây dựng đối mặt nguy cơ phá sản, tiêu vong…

“Ở góc độ chủ đầu tư, tôi nhận thấy chúng tôi kỳ vọng những điểm nghẽn pháp lý được xử lý, thông suốt. Về nguồn vốn, bằng cách này hay cách khác doanh nghiệp có thể xoay sở, giải pháp về pháp lý mới là điều chúng tôi quan ngại nhất”, đại diện Hiệp hội nhà thầu cho biết.

Tại hội thảo, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cho rằng, cần ltriển khai nhanh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS để tránh đổ vỡ thị trường.

Khẳng định BĐS là ngành quan trọng với nền kinh tế, có độ lan toả cao và là một ngành luôn tạo ra khủng hoảng kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường BĐS, mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.

“Cần tranh thủ làm thật nhanh những quyết định, cơ chế đã được ban hành. Chúng ta chưa bước tới bờ vực nhưng phải hành động thật nhanh nếu không sẽ không kịp”, chuyên gia cảnh báo.

Tags:

相关文章