【cược bóng】Kỳ vọng các công trình ứng phó mặn
Những năm gần đây,ỳvọngcccngtrnhứngphmặcược bóng Hậu Giang tăng cường các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn, nhiều công trình được tỉnh, huyện đầu tư khép kín. Kỳ vọng đây sẽ là lá chắn hiệu quả bảo vệ diện tích sản xuất của nông dân trong mùa hạn, mặn năm 2018.
Với tinh thần chủ động từ sớm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng, chống hạn, mặn vào đầu năm 2018. Ngoài việc chỉ đạo ngành chuyên môn theo dõi sát diễn biến tình hình xâm nhập mặn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn tổ chức kiểm tra hệ thống cống, đập ngăn mặn trên địa bàn tỉnh. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã có dự báo chính thức về tình hình xâm nhập mặn. Với Hậu Giang tháng 4 là tháng cao điểm, nồng độ mặn được dự báo sẽ lấn sâu khoảng 10km so với năm 2017. Kể cả thành phố Vị Thanh, trong tháng 4 những đợt triều cường dâng sẽ có khả năng ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của bà con. Trước dự báo tình hình xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo cho các bộ phận chuyên môn, Chi cục Thủy lợi tỉnh phối hợp với các huyện kiểm tra bước đầu xoay quanh các hệ thống đê, cống, đập ngăn mặn, đập thời vụ… Công tác chuẩn bị ứng phó mặn của các địa phương được đánh giá là khá tốt trong năm nay.
Mô hình vận hành đóng, mở cống bằng pít tông thủy lực được tỉnh và các ngành đánh giá cao.
Ngoài các công trình cống, đập ngăn mặn khép kín được các huyện, thị xã, thành phố đầu tư, tỉnh cũng đã tranh thủ các nguồn lực để hoàn thiện giải pháp công trình ứng phó mặn. Trong đó, nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã bảo vệ tốt sản xuất của nông dân. Ngoài hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh (giai đoạn 1), chủ đầu tư cho biết dự án cống Hậu Giang 3 sau thời gian khẩn trương thi công hiện đã cơ bản hoàn thành. Đây sẽ là một trong những lá chắn kỳ vọng giúp bảo vệ diện tích sản xuất của nông dân trước nguy cơ xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm. Nông dân Mai Văn Diên, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết trước khi chưa có cống Hậu Giang 3, mỗi mùa khô ông thường lo lắng mặn vào sẽ không trở tay kịp. Nhưng mùa mặn này ông Diên đã phần nào an tâm vì có cống ngăn nước mặn vào ruộng đồng và một số con kênh được nạo vét giúp dự trữ nước ngọt để phục vụ tưới tiêu, dẫn nước.
Tại thành phố Vị Thanh, ngành chuyên môn cho biết công tác theo dõi diễn biến xâm nhập mặn được thực hiện thường xuyên, nhất là vào thời điểm nắng nóng gay gắt như hiện nay. Bên cạnh đó, địa phương đã cho kiểm tra hệ thống cống, đê bao để có kế hoạch sửa chữa kịp thời, sẵn sàng cho công tác vận hành đóng, mở cống. Hệ thống thủy lợi thành phố Vị Thanh gồm 4 tuyến đê bao chính, với tổng số 105 cống (trong đó có 31 cống hở và 10 cống ngầm do tỉnh quản lý; thành phố Vị Thanh quản lý 23 cống hở và 41 cống ngầm); 6 đập ngăn mặn. Ngoài ra, địa bàn được bao bọc bởi nhiều dự án, như: Hệ thống đê bao chống lũ phía Bắc Xà No, hệ thống đê bao ngăn mặn Nam Xà No; hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh; hệ thống đê bao sông Cái Lớn từ Hóc Hỏa đến kênh Năm; hệ thống cống nội đồng xã Hỏa Tiến, xã Tân Tiến và xã Vị Tân… Cùng với các công trình ngăn mặn đã sẵn sàng vận hành, Trạm thủy lợi thành phố Vị Thanh còn áp dụng công nghệ thông tin vào quan trắc giúp đo nồng độ mặn mọi thời điểm trong ngày. Sáng kiến này đã giúp địa phương chủ động hơn trong kiểm soát, ứng phó mặn và được tỉnh đánh giá cao.
Trưởng Trạm thủy lợi thành phố Vị Thanh Trang Chí Cường cho biết: “Năm nay, theo dự báo từ Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam thì mặn ở mức độ nhẹ hơn so với năm 2017. Nhưng chúng tôi cho rằng không thể chủ quan trước diễn biến thời tiết, bởi cùng thời điểm này năm trước nồng độ mặn dưới 1%o. Năm nay bước vào đầu tháng 3 nồng độ mặn ghi nhận được khoảng 5-6%o. Nếu nắng nóng kéo dài, không có mưa xuất hiện sớm, khả năng xâm nhập mặn năm nay sẽ cao. Hiện chúng tôi đã chủ động các giải pháp sẵn sàng đóng, mở cống ứng phó mặn”.
Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, điểm mới trong năm nay là có 3 cống ứng dụng vận hành bằng pít tông thủy lực. Đó là cống Hóc Hỏa ở thành phố Vị Thanh; cống Năm Căn ở huyện Long Mỹ; cống Hậu Giang 3 ở huyện Phụng Hiệp. Qua chuyến khảo sát các dự án ngăn mặn vào cuối tháng 2, mô hình này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao bởi vận hành rất tốt, thời gian đóng cống nhanh đảm bảo cho tình huống cấp bách. Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, những năm gần đây, hệ thống cống do tỉnh đầu tư đa số phục vụ kịp thời cho công tác ngăn mặn. Trong đó, có nhiều dạng cống cải tiến ứng dụng kỹ thuật rất tốt như cống Hóc Hỏa, cống Hậu Giang 3…
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, thông tin: “Vừa qua, chúng tôi đã có làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh để kịp thời hoàn thiện các dự án phục vụ công tác ngăn mặn trong mùa khô 2018. Đối với cống vận hành bằng thủy lực, có thể nói đây là một thành tích khá tốt của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vì ứng dụng công nghệ mới, mang lại hiệu quả rất cao. Chúng tôi có đề xuất và Bí thư Tỉnh ủy đã có sự đồng thuận cao giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghiên cứu, xây dựng một đề án xem xét việc cải tiến các cống ngăn mặn, ưu tiên những địa bàn trọng điểm”.
Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết thêm sẽ thông tin rộng về tình hình xâm nhập mặn trên báo chí, nhất là hệ thống truyền thanh địa phương để người dân cập nhật thường xuyên, chủ động đề phòng. Đồng thời, bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch gieo sạ vụ lúa Hè thu tới. Chi cục Thủy lợi cũng cho biết đơn vị đã chỉ đạo trạm thủy lợi các địa phương chủ động đo đạc, dự báo một cách nhanh nhất. Hàng ngày đều có thông tin bằng tin nhắn trên điện thoại di động cho các cấp lãnh đạo từ cơ sở cho đến tỉnh để kịp thời chỉ đạo ứng phó. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết trước đó đơn vị đã có bước rà soát, kiểm tra hệ thống cống do đơn vị được giao làm chủ đầu tư để đảm bảo vận hành tốt. Như vậy, với công tác dự báo và những giải pháp công trình thiết thực từ tỉnh, các ngành đến địa phương đang trong tư thế chủ động sẽ sẵn sàng ứng phó với diễn biến của xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay.
Thông tin từ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, diễn biến mặn của năm 2018 có phần gay gắt hơn năm trước. Do vậy, các địa phương cần nghiêm túc triển khai kế hoạch phòng, chống hạn, mặn. Văn phòng Ban chỉ huy đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn. Đồng thời, các địa phương cần thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kênh bồi lắng để kịp thời nạo vét, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất của người dân. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HẰNG
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/969c798662.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。