Theậptrungpháttriểnnềnkinhtếcarbonthấpnhằmthúcđẩykinhtếtuầnhoàti so bong da ngoai hang anho ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam đã xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho từng lĩnh vực: năng lượng; giao thông vận tải; nông nghiệp; quản lý chất thải; các quá trình công nghiệp; lâm nghiệp, sử dụng đất, kèm theo đó là các chỉ tiêu. Cụ thể, đến năm 2030, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng giảm 32,6% so với kịch bản phát thải triển thông thường và đến năm 2050, giảm giảm 91,6%. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm, đến năm 2030, giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ carbon và đến năm 2050, giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp thụ carbon. Thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon tự nguyện thế giới gần 20 năm trước. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng. Tính đến nay, Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và là một trong 4 nước có dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất. Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường carbon năng động, chất lượng và hiệu quả. Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn. Nếu chúng ta áp dụng sớm thị trường carbon, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải giảm phát thải, sẽ tác động lớn đến nền kinh tế. Mặc dù doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều chi phí để chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi theo hướng phát triển xanh nhưng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thì không thể chậm hơn, cần phải chuyển đổi, nếu không sẽ tụt hậu với thế giới. Về lợi ích vĩ mô, doanh nghiệp giảm phát thải, tham gia thị trường carbon là cùng Chính phủ để thực hiện cam kết quốc tế trong giảm phát thải. Đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu. Tiếp đến, xét về lợi ích cũng như cơ hội, khi tham gia thị trường carbon, tài chính xanh chắc chắn sẽ làm tăng thương hiệu của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều điểm cộng trong đàm phán, xuất khẩu sản phẩm. Không chỉ vậy, thực hiện giảm phát thải cũng là cơ hội để chính doanh nghiệp thay đổi mô hình sản xuất, công nghệ. Qua đó tạo ra tín chỉ để bán ra thị trường, thu về lợi nhuận. Có thể ví dụ một doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã tiên phong và có tầm nhìn dài là Tesla (Mỹ). Năm 2022, doanh nghiệp này bán tín chỉ carbon thu về 1,78 tỷ USD, chiếm 10% tổng lợi nhuận. Nói về cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào phát triển nền kinh tế cacbon thấp, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, Việt Nam có 14,2 triệu ha rừng, chiếm 42% diện tích đất nước, trong đó có 7 triệu ha trừng trồng sản xuất. Với diện tích rừng tự nhiên và trừng trồng sản xuất này, nếu biết quản trị hiệu quả, chứng minh được sự tăng trưởng sinh khối và giảm phát thải, thì đây chính là nguồn tín chỉ carbon dồi dào. Vừa qua Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên (tương đương với 10,3 triệu tín chỉ carbon) từ Ngân hàng Thế giới do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Năm 2024 là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập, phát triển thị trường carbon – chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công và không ngừng gia tăng vị thế trong các chuỗi giá trị xanh toàn cầu. Ảnh minh họa |