【trưc tiép bóng đá】Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước vẫn còn hạn chế
Thoái vốn hơn 26.000 tỷ đồng
Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được hơn 11.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thu về được 10.742 tỷ đồng. Sở dĩ số thu giảm so với sổ sách là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái 800 tỷ đồng và Tổng công ty Lương thực miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng nhưng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Phân tích nguyên nhân của việc thoái vốn chậm, đặc biệt là việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản do quá trình thoái vốn trong lĩnh vực này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. |
Về kết quả thoái vốn tại các DNNN, thông tin từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho thấy, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả khi thoái vốn Nhà nước tại các DN làm ăn thua lỗ kéo dài, một số cơ chế chính sách đột phá đã được ban hành nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước như: Thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán, chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận, thoái vốn theo lô, cơ chế thoái vốn theo đặc thù của SCIC… Kết quả là đến nay cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (theo giá trị sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,4 lần giá trị sổ sách). Trong đó, vốn đầu tư ngoài ngành được thoái là 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng và thoái vốn Nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối là 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng.
Mặc dù đạt được kết quả khả quan về số lượng, song theo đánh giá, quá trình sắp xếp đổi mới, tái cơ cấu DNNN tiến triển chậm. Tuy đã giảm mạnh về số lượng nhưng DNNN và DN Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn còn ở không ít ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, làm cho DNNN chưa tập trung tối đa vào lĩnh vực cần thiết. Tỷ lệ vốn Nhà nước được bán ra sau khi cổ phần hóa và sau khi thoái vốn còn thấp, làm hạn chế đến kết quả thực hiện các mục tiêu đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả DNNN. Tỷ lệ vốn Nhà nước được cổ phần hóa mới chỉ đạt 8% trong tổng số vốn Nhà nước cần thoái tại các DN.
Đến nay, kết quả thoái vốn đầu tư ngoài ngành và tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ còn thấp so với yêu cầu, trong đó, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mới chỉ thoái được khoảng 42% tổng số vốn phải thoái ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm là chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính và bất động sản. Đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản đã thoái được hơn 1.700 tỷ đồng thu về gần 2.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may thoái vốn hơn 1.100 tỷ, thu về gần 1.250 tỷ đồng. Các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí thoái 365 tỷ đồng thu về 1.140 tỷ đồng, giá trị thoái vốn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 3.026 tỷ và thu về được 3.540 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thoái vốn gần 1.500 tỷ đồng và con số thu về là 1.525 tỷ đồng…
“Khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh”
Về vấn đề này, tại Diễn đàn kinh tế 2017 về cơ hội đầu tư trong cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016-2020, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, so với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì việc cổ phần hóa bị chậm, việc giảm số lượng DNNN chỉ về hình thức theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Nhiều DN lớn còn có vốn của Nhà nước cao sau khi cổ phần như: Lilama có 98% vốn của Nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt Nam 95,5%, Tổng công ty Xăng dầu 94,99%, Tổng công ty Thép Việt Nam 93,6%, Cảng hàng không 92%…
Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cũng cho thấy, hiện nay có tới 63% DN Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó có 16% DNNN còn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Sau khi IPO, Nhà nước còn nắm giữ tới 81% vốn điều lệ tại DN, nhà đầu tư bên ngoài chỉ nắm giữ 9,5%. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, đại diện các địa phương cho rằng, tới đây, những doanh nghiệp nào Nhà nước không cần nắm giữ thì khi cổ phần hóa nên bán toàn bộ 100% vốn, đồng thời đề nghị sớm sửa đổi một số quy định hiện hành về cổ phần hóa, tiêu chí phân loại DNNN để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhanh, hiệu quả.
Thông tin về việc thoái vốn tại DN ở 5 lĩnh vực nhạy cảm, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, các Tập đoàn, tổng công ty đã thoái được hơn 11.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thu về được 10.742 tỷ đồng, sở dĩ số thu giảm so với sổ sách là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái 800 tỷ đồng và Tổng Công ty Lương thực miền Nam thoái 1,3 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng nhưng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Phân tích nguyên nhân của việc thoái vốn chậm, đặc biệt là việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản do quá trình thoái vốn trong lĩnh vực này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Chia sẻ về những khó khăn của việc thoái vốn tại doanh nghiệp tái cơ cấu, ông Dương Thanh Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết, DATC thực hiện thoái vốn tại các DN tái cơ cấu cho các nhà đầu tư, phần lớn các nhà đầu tư đều muốn mua nguyên lô để đạt được ở mức cổ phần chi phối DN. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15-9-2015 về bán cổ phần theo lô, quy định “Bán cổ phần theo lô phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch Chứng khoán”, nhưng khi thực hiện bán cổ phần qua Sở Giao dịch Chứng khoán lại không có quy định bắt buộc phải bán nguyên lô nên đã ảnh hưởng đến việc bán cổ phần của DATC khi thực hiện thoái vốn nguyên lô qua Sở Giao dịch Chứng khoán.
Theo các chuyên gia, bên cạnh những lý do liên quan đến việc xác định giá trị DN kéo dài, chưa có quy định nâng cao chất lượng định giá, một số cơ chế chính sách quan trọng chậm được bổ sung, tỷ lệ vốn Nhà nước tại DN vẫn còn ở mức cao… thì một trong những nguyên nhân cơ bản của việc chậm thoái vốn Nhà nước tại các DN là do người đứng đầu DN trây ỳ, níu kéo. Do đó, cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, chế tài xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn việc cổ phần hóa, thoái vốn.
Về vấn đề này, cũng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017. Thủ tướng cũng yêu cầu thời gian tới khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh nhưng hiệu quả phải cao hơn, vốn Nhà nước phải phát huy tác dụng tốt hơn...
Tới đây, Quyết định sửa đổi Quyết định 37/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN sẽ được ban hành. Cùng với đó, Chính phủ cũng sẽ ban hành chỉ thị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hy vọng, những cơ chế chính sách đã và sẽ ban hành cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và chế tài nghiêm khắc để xử lý những cá nhân, tập thể cố tình trây ỳ trong cổ phần hóa, thoái vốn sẽ đem lại những thay đổi thực chất trong cho DN này, đồng thời đem lại cho Nhà nước một nguồn lực lớn từ cổ phần hóa, thoái vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác đang cần vốn.
-
Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa ràoAmazon Prime tăng phí 43%37 ngân hàng tiếp tục miễn, giảm phí chuyển tiền lần 2Máy bay dân dụng nhanh nhất thế giới ra mắt năm 2025'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?Quy mô vốn của doanh nghiệp 144.000 tỷ là bất thườngThiên nhiên và công nghệ song hành tại thành phố thông minh Trùng Khánh22 doanh nghiệp hoãn họp cổ đông vì CovidNhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vongDao, súng, bình xịt hơi cay bán đầy trên mạng
下一篇:Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Công nghệ gì khiến TV Skyworth đắt ngang ôtô?
- ·Kỹ sư 9x Viettel thắng cuộc thi AI quốc tế nhờ suy nghĩ đơn giản
- ·Cú lội ngược dòng ngoạn mục của Big Tech
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Thương vụ Elon Musk mua Twitter tiếp tục bế tắc
- ·Nghiên cứu đề xuất miễn/giảm giá điện cho bệnh viện chữa trị Covid
- ·Bị lừa mất gần 340 triệu đồng khi tham gia sàn giao dịch tiền ảo
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Vietnam Airlines phối hợp Thương vụ hỗ trợ xuất khẩu sang Singapore
- ·CMC Telecom “ẵm trọn” 2 giải quốc tế về đơn vị Hạ tầng số xuất sắc
- ·Nga nói sẽ phạt Apple vi phạm luật chống độc quyền
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Vinatex cung ứng ra thị trường 60 triệu chiếc khẩu trang vải
- ·Vinatex xin giãn giao hàng xuất khẩu để may khẩu trang
- ·Đưa cả thành phố lên vũ trụ ảo bằng nền tảng Việt
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Sạc điện thoại cực nhanh với Anker Nano Pro
- ·Truyền hình trả tiền
- ·Thói quen sạc này khiến smartphone của bạn 'chết' sớm
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Đối mặt với án tù 165 năm vì mở điện thoại khóa mạng
- ·Cựu tướng Lamborghini đầu quân cho Apple
- ·Vietjet tặng gói bảo hiểm lên đến 200 triệu đồng
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Facebook cập nhật tính năng mới, đưa người dùng về ‘giá trị cốt lõi’
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Công ty của tỷ phú Jack Ma sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số
- ·Thời trang M2 ngừng làm việc trực tiếp để chống Covid
- ·Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Âm thanh gốc Facebook Reels được chia sẻ như thế nào
- ·Nhiều điểm du lịch ở Nepal cấm TikToker
- ·Việt Nam gia nhập làn sóng xác thực không mật khẩu toàn cầu
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Mất 150.000 USD vì đùa với robot giao dịch