【kết quả đá bóng việt nam】Thuế nhập khẩu tăng hàng nghìn USD, xe cũ ''khó đường về''
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Nhiều điều kiện kinh doanh mới
Cụ thể,ếnhậpkhẩutănghagravengnghigravenUSDxecũkhoacuteđườngvềkết quả đá bóng việt nam Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp. Trong đó, Điều 7 của Nghị định đề cập đến thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ôtô đã qua sử dụng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.
Theo đó, xe ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xilanh không quá 1.0L thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này sẽ áp dụng mức thuế tuyệt đối ở mức 10.000 USD/xe.
Như vậy, mức thuế nhập khẩu hiện nay với dòng xe dưới 1.0L là 5.000 USD/xe, từ ngày 1/1/2018 giá các dòng xe cỡ nhỏ trang bị động cơ này khi nhập về Việt Nam sẽ tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Với xe ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xilanh trên 1.0L đến dưới 2.5L, mức tính thuế hỗn hợp được tính cả giá tính thuế của ôtô đã qua sử dụng nhân mức áp thuế từ 150-200% và cộng thêm 10.000 USD/xe.
Các xe có dung tích xilanh từ 2.5L trở lên áp dụng mức thuế hỗn hợp được tính theo giá tính thuế xe ôtô qua sử dụng nhân với thuế suất từ 150-200%, cộng thêm số tiền 15.000 USD/xe.
Với xe ôtô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe có động cơ dùng để chở hàng hóa có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 5 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ ôtô đông lạnh, ôtô thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, ôtô xi téc, ôtô bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; ôtô chở ximăng kiểu bồn và ôtô chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%...
Ngoài ra, Nghị định 125/2017/NĐ-CP cũng bổ sung quy định áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ôtô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu đối với linh kiện ôtô trong 5 năm (từ năm 2018 đến năm 2022).
Một bãi xe nhập khẩu trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế suất này, doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ôtô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018-2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định.
Bên cạnh đó, linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất 0% phải có tên trong danh mục ưu đãi này và là những linh kiện trong nước chưa sản xuất được...
Cùng với đó, ngày 17-10, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô có hiệu lực luôn cùng ngày.
Đây được coi là những quy định siết chặt về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh ôtô; trong đó nổi bật là “ôtô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu”...
Doanh nghiệp thiệt hại hàng triệu USD
Ủng hộ các chính sách của Chính phủ bảo hộ để phát triển ngành công nghiệp ôtô sau 20 năm, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Phúc An - doanh nghiệp có nhiều năm nhập khẩu ôtô cho rằng, đến nay Chính phủ mới ban hành các nghị định này là quá muộn, đặc biệt, khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc về 0% đang “chạm ngõ.”
Theo ông Tuấn, Chính phủ ban hành các chính sách này cách đây 5 năm cùng thời điểm với Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương sẽ hợp lý hơn, khi đó doanh nghiệp không phải chờ đợi và xác định ngành nghề kinh doanh tiếp theo.
Cũng trong 5 năm qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ôtô vẫn "thấp thỏm" chờ cơ hội từ điều kiện kinh doanh mới nên vẫn duy trì hệ thống Showroom và nhân viên khiến bị họ thiệt hại từ 2-4 triệu USD dẫn đến vỡ nợ.
Đến nay, thời điểm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN giảm về 0%, gần như cùng lúc Chính phủ ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP áp dụng luôn trong ngày và Nghị định 125/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm tới khiến nhiều doanh nghiệp "trở tay không kịp" buộc phải đóng cửa hoàn toàn hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác.
Với điều kiện kinh doanh như Nghị định 116/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lắp ráp trong nước. Đặc biệt, mỗi lô xe nhập khẩu còn phải thử nghiệm, cung cấp giấy ủy quyền của của doanh nghiệp, thậm chí là trình bản thiết kế về xe... doanh nghiệp chính hãng cũng còn khó khăn chứ chưa nói đến doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, việc áp mức thuế nhập khẩu xe ôtô cũ cao như Nghị định 125/2017/NĐ-CP vừa ban hành, doanh nghiệp nhập khẩu không thể nào cạnh tranh tranh được với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước khi thuế nhập khẩu xe cũ cao hơn cả xe mới được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp ôtô nhỏ lẻ hoàn toàn “chết” mà trở tay không kịp.
Anh Nguyễn Đức Giới, chuyên kinh doanh ôtô nhập khẩu ở Hà Đông (Hà Nội) cũng cho hay, việc áp dụng thuế ưu đãi 0% đối với linh kiện ôtô nhập khẩu không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất này.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ có Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) Công ty Hyundai Thành Công và có thể thêm Toyota Việt Nam cam kết tỷ lệ nội địa hóa 40% để giảm giá thành xe cho người tiêu dùng mới có thể hưởng ưu đãi này.
Theo các doanh nghiệp, gần đến thời điểm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ thị trường ASEAN giảm còn 0% từ đầu năm 2018, với những chính sách vừa ban hành, cánh cửa cho thị trường ôtô nhập khẩu cả mới lẫn qua sử dụng về Việt Nam đã khó lại càng trở nên khó khăn hơn.
Thị trường xe ôtô Việt Nam hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp lắp ráp trong nước và các doanh nghiệp này gần như “một mình một chợ”.