【kqbd dortmund】Áp lực lạm phát tạo ra thế khó cho công tác điều hành vĩ mô năm 2022

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:10:52 评论数:

Gia tăng áp lực lạm phát

Trong năm 2021,Áplựclạmpháttạorathếkhóchocôngtácđiềuhànhvĩmônăkqbd dortmund chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát của Việt Nam được giữ ở mức thấp trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao. CPI bình quân của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm. Quý I/2022, lạm phát vẫn chỉ ở mức 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, áp lực lạm phát đang gia tăng rất mạnh.

Áp lực lạm phát tạo ra thế khó cho công tác điều hành vĩ mô năm 2022
Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ vượt ngưỡng 4%. Ảnh minh họa: LV

Theo TS. Trần Toàn Thắng- Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá nguyên liệu cho sản xuất cho thấy xu hướng tăng giá sản xuất khá rõ. Áp lực lạm phát và gia tăng chi phí sản xuất ngày càng mạnh mẽ do thiếu hụt nguồn cung, trong khi xung đột Nga - Ukraine đang làm trầm trọng thêm các vấn đề về nguồn cung năng lượng, khí đốt và lương thực, đồng thời, làm tăng nguy cơ đứt gãy các chuỗi cung ứng, vận tải và logistic.

TS Thắng cho biết, lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Tăng trưởng tiêu dùng cuối năm 2021 chỉ đạt 2,09%, cao hơn so với mức tăng 1,06% của năm 2020 nhưng vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch. Quý I/2022, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cải thiện đáng kể, nhưng sự phục hồi chắc chắn thì còn phụ thuộc rất lớn vào sự hồi phục của việc làm, thu nhập và thị trường lao động.

Cũng theo TS. Thắng, một rủi ro nữa với Việt Nam là nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài do Việt Nam nhập khẩu hàng hóa đầu vào nhiều. Quý I/2022, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng khá, song thách thức gia tăng nhập khẩu dịch vụ do chi phí xuất khẩu tăng cao vẫn hiện hữu. Chi phí vận tải, logistics và bảo hiểm quốc tế gia tăng liên tục khiến nhập khẩu dịch vụ tăng mạnh, dẫn đến cho cán cân vãng lai xấu đi bất chấp sự hồi phục mạnh mẽ của xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng vững chắc của kiều hối.

Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, chi phí giá cả, lạm phát tăng rất cao dẫn tới lạm phát của Việt Nam năm 2022 có lẽ sẽ ở mức gấp đôi so với năm trước, khoảng 4% trở lên, dẫn tới thế khó của điều hành chính sách năm nay, tăng lãi suất hay không tăng. Tăng lãi suất sẽ giúp kiểm soát lạm phát nhưng nó sẽ kiềm chế đà phục hồi, đi ngược với chủ trương phục hồi kinh tế của Chính phủ. Điều này đặt ra việc điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ của năm nay vào thế khó khăn.

Cùng quan điểm này, TS. Vũ Tiến Lộc - Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kinh tế toàn cầu năm 2021 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhưng sang năm 2022 "mây đen lại bao phủ" khi mà Covid -19 chưa qua thì xung đột Nga- Ukraine tới. Lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô là rủi ro lớn nhất. Thế khó của điều hành vĩ mô tại Việt Nam trong năm nay là vừa phải hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi (nới lỏng) vừa đảm bảo an toàn tài chính quốc gia (thắt chặt), khác với thế giới khi các quốc gia chỉ việc thắt chặt lại do khu vực DN của họ đã phục hồi năm 2021.

Chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế

Trong một báo cáo mới công bố gần đây, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, trước mắt Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ và nhất là khả năng lạm phát trong các quý đầu năm 2022 do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước.

Theo các chuyên gia của VEPR, nhìn chung, áp lực lạm phát thời gian tới chủ yếu đến từ phía cung, lạm phát chi phí đẩy, do 2 yếu tố: thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và đứt gãy chuỗi cung ứng khiến chi phí đầu vào tăng cao. Do đó, cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng, giữa các địa phương với nhau, không để đứt gãy, đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng của thế giới với Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa lạm phát và rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn. Cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán nhưng cần công khai minh bạch thông tin và giao dịch, đẩy mạnh sự chuyên nghiệp của các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời, cần quản lý thật tốt kỳ vọng lạm phát, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp dự phòng và hành động nhanh chóng và nhất quán nếu rủi ro lạm phát kỳ vọng tăng dần; truyền thông rõ kịch bản, lộ trình, điều kiện hành động cho công chúng, đảm bảo không quên mục tiêu duy trì ổn định giá cả và bảo vệ uy tín chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

Trong trung hạn, các chuyên gia khuyến nghị cẩn đẩy mạnh an ninh xã hội, an ninh năng lượng, thúc đẩy sự linh hoạt của chính sách tiền tệ và tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì và đồng thời mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, chú trọng tới 40 nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức. Các chính sách an sinh xã hội cần đơn giản hoá và cụ thể hoá các tiêu chí xác định đối tượng được hưởng trợ cấp.

Theo VEPR, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có tác động lan tỏa đến Việt Nam, gia tăng áp lực lạm phát và là cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, cần phải nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố này và đề ra các giải pháp ứng phó, hướng tới chuyển đổi sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng. Xu hướng tăng giá cả nhiều loại hàng hóa, năng lượng vẫn tiếp tục và áp lực lạm phát trên thế giới có thể sẽ kéo dài đòi hỏi một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam phải theo dõi rất chặt chẽ để kịp thời điều chỉnh chính sách phù hợp giúp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, thế giới đang siết chống lạm phát trong khi chúng ta lại đang mở để thúc đẩy phục hồi kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng nới lỏng hơn để hỗ trợ cho DN. “Vì vậy, trong thời điểm này và 2 năm tới, Việt Nam vẫn đứng trước yêu cầu phải thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng khác với năm trước. Đó là phải đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia, chống được lạm phát và vẫn phải yểm trợ được cho DN. Đây là một thách thức khi 2 mục tiêu ngược chiều nhau. Vì vậy việc điều hành chính sách đòi hỏi phải có tính linh hoạt rất cao”- TS. Lộc nhấn mạnh.

最近更新