Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết,ấuhiệunhậnbiếtvàcáchphòngtránhthủđoạnđánhcắptàikhoảnmạngxãhộinhắntinlừađảtỉ số trận đấu ngoại hạng anh thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi, xảy ra tại nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng. Tội phạm này sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội (gửi các đường link giả mạo thông tin dịch bệnh COVID-19, quảng cáo tuyển dụng, làm việc tại nhà, các trò chơi giải trí trên mạng…).
Sau đó, chúng nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng SIM điện thoại bằng cách gọi điện tư vấn chuyển đổi hoặc nâng cấp SIM điện thoại sang mạng 4G miễn phí, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo Cục Cảnh sát hình sự, việc tội phạm lừa đảo vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng là do công tác tuyên truyền chưa được sâu, rộng dẫn đến việc người dân chưa hiểu biết, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin về quy hoạch, chế độ, chính sách xã hội, đầu tư sản xuất... Một số bộ phận người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa thiếu hiểu biết về chủ trương, chính sách và nhẹ dạ cả tin, hám lợi… để tội phạm có cơ hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, người dân cần đề cao cảnh giác, nắm rõ các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh thủ đoạn đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.