当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【hang nhat han quoc】G7 đoàn kết trong các vấn đề quốc tế

Hội nghị G7: Quốc tế coi trọng vai trò,đoànkếttrongcácvấnđềquốctếhang nhat han quoc vị thế của Việt Nam Việt Nam, Hoa Kỳ tăng cường hợp tác trong các vấn đề toàn cầu tại LHQ Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung về nhiều vấn đề quốc tế
Hội nghị Ngoại trưởng G7 diễn ra trong hai ngày 7 và 8/11 tại Tokyo, Nhật Bản.
Hội nghị Ngoại trưởng G7 diễn ra trong hai ngày 7 và 8/11 tại Tokyo, Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên các ngoại trưởng G7 (gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy) gặp nhau kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng phát hôm 7/10. Do đó, đúng như dự báo của giới phân tích, cuộc xung đột leo thang ở Trung Đông cũng như cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza đã chi phối chương trình nghị sự của hội nghị lần này.

Tại hội nghị, các ngoại trưởng G7 đã thảo luận cách thức khôi phục các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông và “hậu xung đột” tại Dải Gaza sau khi khủng hoảng lắng xuống. Các Ngoại trưởng G7 đã khẳng định sự cần thiết phải "hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo" tại vùng đất Palestine do Hamas kiểm soát đang bị Israel bao vây. Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, kêu gọi thiết lập khoảng dừng hoặc hành lang nhân đạo trong cuộc xung đột Hamas - Israel để tạo điều kiện cho những hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, hoạt động di chuyển dân sự và trả tự do cho các con tin. G7 cũng cam kết phối hợp chặt chẽ với các bên để chuẩn bị các giải pháp lâu dài, bền vững cho Gaza. G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp hai nhà nước, đảm bảo cho cả người dân Palestine và Israel chung sống trong hòa bình, an ninh và công nhận lẫn nhau, vẫn là con đường duy nhất để đạt được nền hòa bình ổn định và lâu dài.

Đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các ngoại trưởng G7 đã nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên quy định của pháp luật, đồng thời nhấn mạnh những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng sẽ không được chấp nhận ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. G7 nhấn mạnh sự ủng hộ không thay đổi dành cho một ASEAN trung tâm và đoàn kết, thúc đẩy hợp tác phù hợp với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. G7 cũng nhắc lại cam kết hỗ trợ cơ sở hạ tầng bền vững, toàn diện, linh hoạt và chất lượng ở các nước đối tác thông qua quan hệ đối tác G7 về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu.

Về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Đối với xung đột Nga-Ukraine, G7 khẳng định lập trường thống nhất trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm Nga, đồng thời cùng với các đối tác quốc tế thúc đẩy các nỗ lực khôi phục hòa bình tại Ukraine. Các ngoại trưởng cũng cam kết xây dựng hơn nữa tình đoàn kết quốc tế ngoài G7 để giải quyết các thách thức toàn cầu rộng lớn hơn, như biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và bình đẳng giới, bao gồm chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Rõ ràng G7 đang nỗ lực thể hiện sự đoàn kết của G7 cũng như quan điểm chung của các nước công nghiệp phát triển đối với các vấn đề nóng của thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình địa chính trị vô cùng phức tạp, cần sự nỗ lực và quyết tâm hơn nữa của tất cả các bên.

分享到: