【nhận định bulgaria】Muốn vay tiền ADB, nhà máy điện mặt trời phải lắp thiết bị đuổi chim

时间:2025-01-11 05:57:21来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Dự ánnhà máy điện mặt trời Đa Mi công suất 47,ốnvaytiềnADBnhàmáyđiệnmặttrờiphảilắpthiếtbịđuổnhận định bulgaria5MWp được xây dựng trên hồ thủy điện Đa Mi tại xã La Ngâu, huyện Tánh Linh và xã Đa Mi, La Dạ thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy hiện chiếm khoảng 10% tổng diện tích mặt hồ Đa Mi (600 ha).

Chủ đầu tưcủa dự án là Công ty cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện các thủ tục đầu tư dự án từ năm 2017.

Giá trị thực hiện dự án cuối cùng là khoảng 1.226 tỷ đồng, bao gồm thuế.

Đây không chỉ là dự án nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam mà còn là dự án có quy mô công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã đi vào vận hành tới thời điểm này.

Dự án này đã được Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB) cho vay tới 70% tổng mức đầu tư và vốn đối ứng của chủ đầu tư chiếm 30% còn lại. Thoả thuận vay vốn được ký kết ngày 26/9/2019 với giá trị 37 triệu USD.

Để nhận được vốn vay của ADB, ngoài việc tuân thủ các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt, ADB cũng đưa thêm nhiều yêu cầu khắt khe về mặt môi trường.

Đó là, giám sát điện từ trường trong quá trình vận hành thông qua việc đo điện trường và từ trường 6 tháng/lần.

Chuyên gia ADB kiểm tra nước hồ

Với yêu cầu giám sát chất lượng nước và thủy sinh tại hồ Đa Mi thì trong năm đầu tiên đưa vào vận hành, thực hiện đo các chỉ số về hóa học, vật lý và sinh học mỗi 3 tháng/lần. Kể từ năm thứ 2 trở đi thực hiện 6 tháng/lần. Nếu các chỉ số đo trong năm thứ nhất và năm thứ hai sau vận hành là bình thường thì việc giám sát chất lượng nước đã đáp ứng yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA).

Đối với chất thải nguy hại, DHD thực hiện theo Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015. Theo đó, chất thải được thu gom và xử lý đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thiết bị màu đỏ được lắp dọc theo tuyến đường truyền tải điện để đuổi chim

Trong số các yêu cầu về môi trường của ADB đưa ra có một yêu cầu rất đặc biệt là bảo vệ các cá thể chim trời dọc đường dây truyền tải. Theo đó, ADB yêu cầu DHD lắp đặt thiết bị đuổi chim (bird deflector) dọc theo đường dây truyền tải dài 3,5km.

Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới đối với các dự án xây dựng lưới điện ở Việt Nam và không có trong thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với ADB và tìm hiểu thiết bị trên thị trường, Công ty DHD đã lắp đặt thiết bị đuổi chim trên đường dây truyền tải 110kV và tại trạm 110kV.

Thiết bị đuổi chim gồm chong chóng gió DC001 và đĩa che chuỗi sứ treo DC003. Thiết bị DC001 là cơ cấu chong chóng có gắn gương phản xạ nhằm tạo ra ánh sáng phản xạ xua đuổi chim trời không lại gần đường dây điện.

Trong khi đó, đĩa che chuỗi sứ treo DC003 nhằm không cho chim đậu hoặc làm tổ trên các chuỗi sứ treo có thể dẫn đến phóng điện, gây sự cố và làm chết chim trời.


Kể từ khi lắp đặt thiết bị đuổi chim đến nay, Công ty DHD chưa ghi nhận sự cố liên quan đến chim trời dọc đường dây 110kV thuộc dự án nhà máy điện mặt trời Đa Mi.

Đối với vấn đề an toàn, bệnh nghề nghiệp và sức khỏe cộng đồng, ADB yêu cầu DHD ghi lại các vụ tai nạn (nếu có) xảy ra tại công trường, phân tích nguyên nhân tai nạn và thành lập bộ phận tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân trong thời gian xây dựng.

Để thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường hiệu quả, Công ty DHD đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Khoa học công nghệ và Phân tích môi trường Biển Đức thực hiện lấy mẫu nước ở các vị trí do ADB chỉ định.

Tại mỗi vị trí thu thập 4 mẫu nước tại 4 độ sâu khác nhau: 0 m, 10 m, 20 m và 30 m. Kết quả, kể từ ngày đưa vào vận hành đến nay là hơn 1 năm, thông số phân tích chất lượng nước thay đổi không đáng kể, có xu hướng ổn định.

ADB cũng yêu cầu Công ty DHD thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới tại khu vực thi công dự án. Để thực hiện yêu cầu này, Công ty DHD đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức lớp tập huấn về bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em tại xã Đa Mi và La Dạ thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Hệ thống neo gồm neo đáy và neo bờ gồm các khối bê tông cốt thép được thi công tại công trường.

Đợt tập huấn diễn ra vào tháng 8/2020 với sự tham gia của hơn 70 người đến từ các hộ gia đình bàn giao đất để xây dựng đường dây truyền tải và một số người dân địa phương cũng đã lồng ghép nội dung phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương.

Việc DHD đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe về môi trường mà ADB đưa ra để được chấp nhận khoản vay 37 triệu USD mà không cần bảo lãnh của Chính phủ trong điều kiện suất đầu tư cao hơn so với dự án điện mặt trời trên mặt đất, mà giá bán điện lại như nhau là minh chứng cụ thể để các cơ quan quản lý nhà nước nghiêm túc nhìn nhận yêu cầu bảo vệ môi trường tại các dự án điện mặt trời. Thực tế đã có một số dự án điện mặt trời đã và đang đề nghị được phá rừng để làm “điện sạch".

Ngoài ra, hàng loạt dự án điện mặt trời nổi khác cũng đang được nhiều nhà đầu tư đề xuất với hàng loạt hồ thuỷ điện, thuỷ lợi đang là nơi cấp nước đầu vào cho sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp ở vùng hạ du.

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI ĐA MI
- Công suất thiết kế: 47,5 MWp.
- Công suất tấm pin (PV panel): 330W
- Tổng số tấm pin: 143.940
- Số trạm Inverter: 02 trạm, gồm trạm A và trạm B.
- Số lượng Inverter: 18 inverter, trong đó trạm Inverter A kết nối với 8 inverter, trạm Inverter B kết nối với 10 inverter.
- Công suất Inverter: 2,5MW.
- Chiều dài đường dây truyền tải 110kV: 3,5 km.
- Diện tích sử dụng: 56,65 ha, bao gồm 50 ha mặt nước và 6,65 ha trên đất liền
相关内容
推荐内容