【danh sách ghi bàn】Mỏi mòn chờ di dời
Nhiều năm trôi qua,ỏimnchờdidờdanh sách ghi bàn còn rất nhiều hộ dân tại Khu công nghiệp Sông Hậu và nhiều nơi khác trong tỉnh vẫn phải sống trong cảnh thấp thỏm, ở lại thì không được xây dựng nhà cửa, đi thì không có chủ trương thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng.
Vẫn còn hơn 60 hộ dân ở ấp Phú Nhơn mỏi mòn chờ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Cuộc sống thiếu ổn định
Men theo dưới chân cầu Cái Cui qua khỏi Khu tái định cư Đông Phú vài trăm mét hướng ra sông Hậu, có lẽ ít ai có thể hình dung ngay giữa khu công nghiệp sầm uất nhất tỉnh lại có một khu vực thuần quê, với những căn nhà cấp 4 cũ kỹ, xuống cấp nhưng buộc phải giữ nguyên hiện trạng nhà cửa, đất đai.
Nơi 60 hộ dân đang sống nằm cạnh bên đất của Công ty Cổ phần Nước Aqua One Hậu Giang. Đây vẫn còn là khu vực thuộc Khu công nghiệp Sông Hậu, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành. Tất cả những quyền lợi của người dân nơi đây đáng lẽ ra phải được hưởng từ bấy lâu nay, nhưng lại không được hưởng bởi họ đang vướng vào quy hoạch đất công nghiệp.
Quy hoạch quá lâu chưa có dự án vào triển khai đã khiến họ không thể mua bán, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Nhiều gia đình đông đúc, cả ông bà, cha mẹ và các con phải chen chúc nhau trong căn nhà tạm bợ. Họ không biết bao giờ có dự án thực hiện, mình sẽ đi đâu, cuộc sống sau này ra sao... Nhà hư không dám xây sửa từ năm này qua năm khác, vườn tược không dám đầu tư, chăm sóc. Theo nhiều hộ dân, những căn nhà tường gạch đổ nát cũng là hệ quả của việc mỏi mòn chờ dự án triển khai.
Chỉ vào vết nứt trên vách tường phía sau bàn thờ, bà Lê Thị Yến, than thở: “Nó nứt mấy tháng rồi mà không dám sửa, nếu bị phát hiện mua cát, đá, xi măng về sẽ bị lập biên bản ngay. Nhà xây hơn 30 năm rồi, lần trước cửa chính bị hư, cả nhà lén mua cửa mới, vật liệu xây dựng về thay vì sợ trộm lẻn vào nhà “gom” hết đồ. Người ta nói an cư lạc nghiệp mà chúng tôi có an cư được đâu, quanh năm thấp thỏm nên việc làm ăn cũng khó khăn và đã quá mòn mỏi vì chờ đợi. Trước đây, Nhà nước thu hồi 5 công đất vườn giao cho dự án từ thời Vinashin thì tôi mới có tiền cưới vợ cho con trai. Thế mà giờ cháu nội 10 tuổi rồi nhưng chưa thấy động tĩnh gì với phần đất nhà ở hiện hữu”.
Hầu hết các hộ dân tại đây vốn có đất, vườn, từ khi công bố quy hoạch khu công nghiệp, mọi hoạt động sản xuất đều phải “án binh bất động”. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Như, cho biết: “Nhà cửa không dám xây cất, vườn tược cứ thế ngày càng hoang hóa vì không dám cải tạo. Đất vườn bây giờ chỉ dám trồng cây ngắn ngày để sống qua ngày chứ chẳng mấy ai dám trồng cây lâu năm nữa”.
Lo lắng cho tương lai
Gia đình chị Huỳnh Như cũng như nhiều hộ dân đã phải chuyển sang trồng cây ngắn ngày. Trồng bắp, đậu xanh… thu nhập không cao như trồng cam nhưng đó là giải pháp tốt nhất lúc này. Đối với gia đình có người trẻ có thể lao động tại các doanh nghiệp, nhưng phần đông các hộ dân còn “tá túc” lại là những người đã qua độ tuổi lao động để có thể xin vào làm ở các công ty. Chính vì vậy, cơ hội tìm việc làm mới dường như mỏng manh hơn đối với họ. Trong khi đó, dự án đã kéo đời sống của cư dân trong vùng tụt hậu hơn so với những vùng khác.
Bà Lê Thị Yến thông tin thêm: “Con cái nó đi làm hết, còn vợ chồng già ở nhà tự buôn bán tạp hóa kiếm sống. Nói vậy chứ bán khó khăn lắm, bởi vì cả xóm này có mấy hộ đâu. Cách chỗ này 2-3 nhà cũng có 1 tiệm nữa. Tiền kiếm được chỉ đắp đổi qua ngày. Dân ở phía ngoài họ không vào đây vì ở ngoài khu tái định cư mua bán sầm uất hơn”.
Năm nay đã hơn 70 tuổi, bà Nguyễn Thị Bé, chia sẻ: “Sống như vầy quá tạm bợ và tương lai không biết đến khi nào mới ổn định được cuộc sống. Nhà tôi trước đây có mấy công vườn nhưng đã nhường cho dự án rồi, tiền bồi thường đã nhận. Trong thời gian chờ đợi di dời nhà cửa thì tiền nong cũng hết sạch, từ chỗ đủ ăn giờ cả nhà phải nhờ vào những bao gạo từ thiện”.
Ông Huỳnh Văn Thuận cho hay: “Nhà tôi thì không phải hộ gốc, căn nhà còn cất trên đất công, cả nhà 3 người hiện sống lay lất qua ngày bởi không có nghề nghiệp ổn định. Mở được cái quán nước bán cho dân đi ghe đánh cá rồi chạy xe ôm kiếm thêm. Vợ thì ở nhà nấu cơm, ai thuê gì thì làm phụ, còn đứa con trai đi làm trên Thành phố Hồ Chí Minh, nó tự lo cho bản thân”.
Cái quán mà ông Thuận nói chỉ bao gồm 3 cái bàn gỗ cũ kỹ, vài cái ghế thấp. Mái che làm tạm bợ trên con đường bê tông duy nhất dẫn vào xóm. Vừa bán hết buổi sáng, ông Thuận thu về được 20.000 đồng. Đó là tiền để mua gạo, mua cá cho vợ chồng ông trong ngày.
Vấn đề bức xúc này đã được người dân nơi đây phản ánh rất nhiều lần trong các buổi tiếp xúc cử tri các cấp. Không riêng gì huyện Châu Thành, mà cả một số địa phương khác, trong đó có thành phố Vị Thanh cũng có dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh, ở phường IV quy hoạch nhiều năm nay mà nhà đầu tư không triển khai xây dựng làm cho người dân sống trong cảnh khó vì quy hoạch treo kéo dài. Mong muốn lớn nhất của người dân là các dự án sớm triển khai hoặc xóa bỏ quy hoạch để người dân lo liệu lại cuộc sống, tăng gia sản xuất cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
相关文章
Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
Khoảng 21h30 ngày 26/7, ô tô nhãn hiệu Toyota Camry mang BKS 29A-680.XX la2025-01-25Tập yoga quay tiktok câu view cả thầy và trò phải vào viện
Phó giáo sư Võ Tường Kha, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, cho biết các b&aa2025-01-25Cảnh báo mới về mối nguy với sức khỏe của bếp ga trong gia đình
Báo cáo do nhóm phi lợi nhuận về hiệu quả năng lượng CLASP và Tổ chức Ng2025-01-25Những món ăn được nhiều người yêu thích nhưng tiểm ẩn nguy hiểm
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ngày 3/11, cơ sở y tế này đang điều2025-01-25Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
XEM CLIP:Ông Mai Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành (huyện Cam Lộ2025-01-25Triệu chứng chung của nạn nhân vụ tử vong sau khi uống sữa
Ngày 17/10, ông P.M.T 55 tuổi (Tiền Giang) đang được theo dõi sát tại Kho2025-01-25
最新评论