游客发表

【bongdaso kèo】Để Khánh Hội vươn ra biển lớn

发帖时间:2025-01-25 19:37:55

Báo Cà MauCửa biển Khánh Hội có vị trí trọng yếu, quy mô và tiềm năng đứng trong tốp đầu tại Cà Mau. Đã có giai đoạn, ngư trường, sản lượng của Khánh Hội là niềm tự hào, là nguồn sống của biết bao gia đình ở vùng đất tiếp biển xứ U Minh. Với sự quan tâm và định hướng đúng, Khánh Hội cũng dần sầm uất hơn, cư dân đông đúc hơn, nhưng kèm theo đó là rất nhiều âu lo. Khánh Hội đang chờ ngày hồi sinh, chờ những “cú hích” thật sự để cởi bỏ những rào cản trên chặng đường phát triển.

Cửa biển Khánh Hội có vị trí trọng yếu, quy mô và tiềm năng đứng trong tốp đầu tại Cà Mau. Đã có giai đoạn, ngư trường, sản lượng của Khánh Hội là niềm tự hào, là nguồn sống của biết bao gia đình ở vùng đất tiếp biển xứ U Minh. Với sự quan tâm và định hướng đúng, Khánh Hội cũng dần sầm uất hơn, cư dân đông đúc hơn, nhưng kèm theo đó là rất nhiều âu lo. Khánh Hội đang chờ ngày hồi sinh, chờ những “cú hích” thật sự để cởi bỏ những rào cản trên chặng đường phát triển.

Cuộc sống từ biển

Bám biển, sống dựa vào biển là lựa chọn bao đời của bà con Khánh Hội. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội Châu Minh Ðảm cho biết: “Khánh Hội được xác định là ngư trường trọng điểm của U Minh. Toàn xã có 365 phương tiện đánh bắt, trong đó, công suất 90 CV trở lên là 154 phương tiện”. Hằng năm, sản lượng đánh bắt hải sản của địa phương dao động ở mức trên dưới 20.000 tấn. Theo lời của anh Ðảm, mặt hàng chủ lực của vùng biển Khánh Hội là mực. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, sản lượng đánh bắt ở vùng biển này bắt đầu giảm sút rõ rệt.

Dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông phát triển là điều kiện để xã Khánh Hội, huyện U Minh vươn lên.

Nguyện vọng tha thiết của bà con là bám nghề, bám biển, xã Khánh Hội đã có bước đi hợp lý khi tổ chức được các lớp tập huấn chuyển đổi ngành nghề. Anh Ðảm thông tin: “Các lớp này trực tiếp do những nhà chuyên môn từ Ðại học Nha Trang truyền dạy để tạo dựng niềm tin cho bà con chuyển qua phương thức đánh bắt mới”. Từ bỏ nghề câu mực truyền thống không phải dễ dàng, bởi vậy số lượng bà con theo học cũng chỉ vài chục hộ. Nghị định 67 của Chính phủ đã giải quyết đóng mới 7 tàu mới, trong khi đó, nhu cầu thực tế là vô cùng lớn và ngoài tầm của địa phương.

Anh Ðảm trăn trở: “Khánh Hội vẫn thiếu về hạ tầng, dịch vụ hậu cần biển. Cụ thể, địa phương chưa hình thành được khu neo đậu tránh trú bão, nỗi lo nữa là sự bồi lắng của cửa biển diễn ra nhanh”. Thực tế, cửa Khánh Hội chỉ sâu tối đa chừng 7 m, khi thuỷ triều xuống, tàu có công suất trung bình không thể ra vào. Dự án nạo vét đã được triển khai khá lâu nhưng đến giờ vẫn chưa khởi động. Anh Ðảm phân tích: “Ðiều kiện giao thông bộ, dịch vụ nghề cá giờ đã thuận lợi hơn trước. Nếu thu hút được tàu biển của các tỉnh bạn, cửa biển thông luồng tải trọng lớn, chắc chắn quy mô và cơ hội phát triển của Khánh Hội rất khả quan”.

Qua khảo sát, xã Khánh Hội đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn của bà con ngư dân. Lượng tàu được đầu tư sau cơn bão số 5 (năm 1997) giờ đã xuống cấp, hư hỏng. Cách thức và ý thức đánh bắt tận diệt, khiến nguồn lợi thuỷ sản sút giảm. Cửa biển ngày càng khó khăn đi lại, rất ít tàu ra vào. Nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho ngư dân còn hạn chế, không có điều kiện vươn khơi. Tuy hằng năm địa phương vẫn đạt được sản lượng đánh bắt đề ra, nhưng về lâu dài, như lời anh Ðảm chia sẻ là “không bền vững”.

Chờ hồi sinh

Hiện tại, thay vì những đoàn tàu công suất lớn vươn khơi thì Khánh Hội lại có đội ngũ vỏ lãi composite câu mực trên 700 chiếc. Lão ngư Ba Thành (Bùi Tấn Thành, ấp 3) bộc bạch: “Bà con hết cách nên đôi lúc đánh liều, thử hỏi xuồng ghe như vậy gặp sóng gió bất tử thì tính làm sao. Mà làm kiểu này cũng cầm cự qua ngày, mực con, mực đẻ “làm tuốt” thì sau này còn gì để câu”.

Ông Ba Thành là người tiên phong đầu tư ghe lớn để đánh bắt và thu mua ngay tại ngư trường biển, bởi một điều là cửa biển ra vô không được. Ông Ba chỉ ra rằng: “Chỗ nào đông tàu ghe thì buôn bán, làm ăn được hơn. Hàng biển mà chờ nước ròng, nước lớn chắc hư hết. Riết nhiều người đâm nản”.

Gặp ông Bảy Bến (Trương Văn Bến, ấp 4) tại lớp chuyển đổi phương thức đánh bắt, ông tha thiết: “Sống chết gì cũng phải theo nghề biển. Có điều, dạo này làm ăn khó khăn quá”. Ông Bảy hỏi mà chưa biết câu trả lời ra sao: “Tàu mình cũng trọng trọng nhưng không tới 90 CV, quy định khó quá, giờ tính sao?”. Cũng thật khó để tính, 1 tàu công suất 90 CV đầu tư mới ngót nghét tỷ đồng, số tiền ấy quả thật vượt khỏi tầm với của một ngư dân “bình bình” như ông. Ông Bảy chia sẻ thêm: “Hơn 20 năm làm nghề này, giờ nhìn thấy ghe cũ, ghe nhỏ, thấy cá tôm không còn như trước, không biết tương lai sẽ thế nào?”.

Anh Ðiệp Thanh Tuấn, cán bộ nông nghiệp xã, cùng góp vào câu chuyện: “Bà con mỗi lần gặp mình đều hỏi có chính sách mới chưa, có vốn ưu đãi không, hoặc có cách nào uyển chuyển để đóng tàu lớn ra khơi xa. Biết khát vọng của bà con là rất lớn, nhưng chỉ dám động viên, an ủi chớ đâu thể hứa hẹn điều gì”.

Biết bao ngư dân, và xa hơn là cả U Minh, cả Cà Mau đều cùng ngóng về phía Khánh Hội, bởi đó là một trong những lợi thế kinh tế trọng yếu của tỉnh nhà, là nguồn sống của ngư dân. Nhưng có lẽ, Khánh Hội trước tiên cần được “cấp cứu” những thứ "bệnh" nguy nan hiện tại. Khi Khánh Hội hồi sinh, con đường vươn ra biển lớn của ngư dân, con đường xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp sẽ không còn trắc trở./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

    热门排行

    友情链接