Hủy thầu Ngày 22/11/2017,ủykếtquảđấuthầugóithầumáyphátđiệnBệnhviệnSảnnhiKiênGiangPhápluậtđãđượcthựtruc tiếp bong da hom nay bên mời thầu, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thống Nhất đã phát hành Thông báo số 23/TB - TN về việc huỷ kết quả lựa chọn nhà thầuGói thầu số 37.1 (máy phát điện dự phòng 1 x 1.000 KVA) thuộc Dự ánĐầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Sản nhi tỉnh Kiên Giang. Thông báo 23/TB - TN nêu rõ: “Hủy kết quả trúng thầu của Quyết định số 220/QĐ - SYT ngày 29/8/2017 của Sở Y tế Kiên Giang do nhà thầu trúng thầu có ISO 9001:2015 không có giá trị pháp lý theo kết quả kiểm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang”. Trước đó, căn cứ vào Kết luận nội dung tố cáo số 08/KL - SKHĐT do Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 8/11/2017, Sở Y tế Kiên Giang ra Quyết định số 271/QĐ - SYT (ngày 20/11/2017) huỷ kết quả lựa chọn nhà thầu. Cần nhắc lại rằng, Kết luận 08/KL - SKHĐT xác định Giấy chứng nhận ISO của nhà thầu trúng thầu, Công ty TNHH Thương mại Nhơn Hoà không đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bởi giấy chứng nhận ISO nói trên được cấp bởi Công ty cổ phần Chứng nhận VCA không có giá trị pháp lý. Lý do là, Công ty Chứng nhận VCA chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định pháp luật tại Nghị định số 107/2016/NĐ - CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Những điều được và mất Việc hủy thầu gói thầu mua sắm máy phát điện dự phòng thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Sản nhi tỉnh Kiên Giang ảnh hưởng trực tiếp và không hề nhỏ, bởi Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và để có thể sớm hoạt động phục vụ người dân địa phương. Trong khi đó, máy phát điện dự phòng là thiết bị không thể thiếu trong quá trình vận hành. Để “chữa cháy” tình huống này, chủ đầu tưsẽ cần thêm nhiều thời gian cho việc tổ chức đấu thầulại. Không chỉ ảnh tới tiến độ thực hiện Dự án, việc hủy thầu nói trên đã gây thiệt hại không nhỏ về mặt thời gian, công sức và chi phí cho tất cả các bên liên quan, kể cả chủ đầu tư, bên mời thầu và đặc biệt là các ứng thầu. Quan trọng hơn, nếu vụ việc không được giải quyết thấu đáo, uy tín của nhà thầu sẽ mất đi cùng sự xói mòn lòng tin vào cơ quan công quyền. Theo ý kiến một chuyên gia đấu thầu, hủy thầu là cần thiết, nhưng việc xử lý những vi phạm của ứng thầu không trung thực trong lập hồ sơ, phương pháp và thái độ trách nhiệm của tư vấn xét thầu cùng cần được xử lý để tạo một tiền lệ tốt cho công tác đấu thầu tại địa phương. Cần phải nhấn mạnh rằng, Luật Đấu thầu đã có những quy định rất rõ về xử lý vi phạm trong đấu thầu. Theo đó, đối tượng vi phạm có thể bị xử lý bằng nhiều hình thức, từ cảnh cáo, phạt tiền, đến cấm tham gia hoạt động đấu thầu, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Điều 124, Luật Đấu thầu cũng có quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo các văn bản có liên quan tới vụ hủy thầu trên, có thể nhận định, nhà thầu là Công ty TNHH Thương mại Nhơn Hoà sử dụng chứng chỉ ISO 9001:2015 không có giá trị pháp lý; bên mời thầu là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thống Nhất đã bỏ lọt lỗi này trong quá trình chấm thầu. Có cở sở để nhận định rằng, với những quy định hiện hành về pháp luật đấu thầu, việc nhà thầu dùng chứng chỉ ISO là hành vi gian lận. Bởi theo các điểm a, điểm c, khoản 4, Điều 89, Luật Đầu thầu quy định hành vi gian lận bao gồm: Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chínhhoặc lợi ích khác…; Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. Luật Đấu thầu cũng quy định, với lỗi này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 - 5 năm và thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt trong trường hợp cụ thể này là Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Dù việc hủy thầu kéo theo những hệ lụy, song không hẳn không có những cái được. Có nhà thầu đã ví von sự việc như chuyện “Tái ông mất ngựa”. Cái được lớn nhất là việc đấu thầu lại gói thầu mua sắm máy phát điện thuộc Dự án Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản tiền không nhỏ, có thể lên tới nhiều tỷ đồng. Cái được thứ 2, là tính thượng tôn pháp luật được đảm bảo khi các cơ quan quản lý nhà nước tại Kiên Giang vào cuộc một cách nghiêm túc để “tuýt còi” kịp thời vi phạm. Cái được thứ 3, là thông qua sự việc, lòng tin của các nhà thầu tử tế được củng cố về một môi trường đấu thầu công bằng, minh bạch. Diễn biến sự việc và sự vào cuộc của Báo Đầu tư 5/6/2017: Phát hành hồ sơ mời thầu 26/6/2017: Đóng và mở thầu. Có 5 nhà thầu tham gia nộp hồ sơ dự thầu. 4/8/2017: Thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Công ty TNHH Thương mại Nhơn Hoà là nhà thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu. 19/8/2017: Nhà thầu Công ty cổ phần Sáng Ban Mai không đồng ý kết quả và gửi đơn kiến nghị đánh giá lại hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Đồng thời kiến nghị Bên mời thầu kiểm tra lại chứng nhận ISO của nhà thầu Nhơn Hoà. 24/8/2017: Bên mời thầu Công ty cổ phần TVXD Thống Nhất bảo lưu quan điểm loại nhà thầu Sáng Ban Mai. 16/9/2017: Báo Đầu tư vào cuộc phản ánh sự việc bằng bài viết: "Bất đồng về kết quả chấm kỹ thuật". 26/9/2017: Báo Đầu tư đăng tải tiếp bài viết thứ 2: ""Sốc" vì giá trúng thầu ngất ngưởng". 2/10/2017: Ông Trần Thành Trọng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sáng Ban Mai gửi đơn đến các cơ quan hữu quan của tỉnh Kiên Giang tố cáo việc chấm thầu không công bằng, nguy cơ thất thoát ngân sách và tham nhũng. Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang vào cuộc. 12/10/2017: Báo Đầu tư đăng tải tiếp bài viết thứ 3: "Gói thầu có tiềm năng… "vỡ trận". 12/10/2017: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang xác định chứng nhận ISO của nhà thầu Nhơn Hoà là vô giá trị và đề nghị chủ đầu tư huỷ thầu. 21/11/2017: Báo Đầu tư đăng tải tiếp bài viết thứ 4: "Kết luận tố cáo gói thầu máy phát điện Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang: Đề nghị chủ đầu tư hủy thầu" 22/11/2017:Bên mời thầu chính thức gửi Thông báo hủy kết quả đấu thầu tới các nhà thầu. |