当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả các trận đấu đêm nay】Nên áp giá trần cho xăng dầu

Nen ap gia tran cho xang dau

Người tiêu dùng mong muốn có một thị trường xăng dầu minh bạch hơn. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu,ênápgiátrầnchoxăngdầkết quả các trận đấu đêm nay nhằm khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong nghị định cũ, đưa giá xăng dầu theo kịp thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, vẫn còn một số điểm chưa hợp lý cần nghiên cứu thận trọng. Cụ thể là cơ chế cho phép các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được quyền điều chỉnh giá trong biên độ cho phép. Nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ có lợi cho doanh nghiệp, trong khi đó người tiêu dùng lại chịu thua thiệt...

Doanh nghiệp tự định giá trong biên độ từ 0-5% là trái với Luật giá

Một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu là giao quyền điều chỉnh giá cho doanh nghiệp trong biên độ cho phép. Cụ thể khi giá cơ sở tăng 5% so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được chủ động tăng giá bán lẻ tương ứng. Nếu giá cơ sở tăng từ 5 -8%, doanh nghiệp phải gửi đăng ký giá tới liên bộ Tài chính - Công Thương. Nhưng nếu quá 2 ngày, mà không có phản hồi, thì doanh nghiệp cũng được quyền tăng giá trong biên độ cho phép là 5%.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cả nước hiện có khoảng 17 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Nhưng riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ đến 50% thị phần và đang ở vị trí thống lĩnh thị trường. Cho nên, quy định cho doanh nghiệp tự định giá trong phạm vi 5% là trái với phương thức quản lý về giá của nền kinh tế thị trường.

Ông Ngô Trí Long phân tích: “Trong Luật giá, đối với thị trường, sản phẩm còn chưa có cạnh tranh thực sự, còn độc quyền thì Nhà nước phải dùng các hình thức định giá trần, định giá sàn, khung giá. Trên thị trường xăng dầu hiện nay, vẫn còn hiện tượng một doanh nghiệp vẫn giữ vị trí thống lĩnh thị trường, hay còn có hiện tượng độc quyền nhóm thì việc giao cho một doanh nghiệp tự quyền định giá trong biên độ từ 0-5% là trái với Luật giá và phản nguyên tắc quản lý giá trong cơ chế thị trường, có thể sẽ lặp lại “bánh xe cũ” của nghị định 84 đã ban hành, gây những hệ lụy hay thiệt thòi cho người tiêu dùng, đồng thời dành lợi thế cho doanh nghiệp độc quyền.”

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chỉ khi trên thị trường có cạnh tranh thực sự thì mới cho doanh nghiệp tự quyết định. Chẳng hạn như thị trường viễn thông hiện nay có sự tham gia của Mobifone, Vinaphone, Viettel…mỗi doanh nghiệp có thị phần ngang nhau, giá cả cạnh tranh và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Quay trở lại thị trường xăng dầu, trong Nghị định 84 cũ, khi giá cơ sở tăng 7% thì doanh nghiệp được điều chỉnh giá, còn trong Nghị định mới thì Bộ Công thương đề xuất giảm biên độ xuống 5%, dư luận tỏ ra lo ngại có thể xảy ra hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng biên độ, chia nhỏ các đợt tăng giá để được tăng giá nhiều. Việc trao quyền tự quyết giá xăng dầu cho doanh nghiệp dễ dàng như vậy có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp dùng vị trí thống lĩnh của mình thao túng thị trường, làm giá hoặc tạo sức ép về giá với các doanh nghiệp khác.

Kinh doanh xang dau theo huong thi truong

Nên chăng cần áp giá trần cho xăng dầu. Ảnh minh họa

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương khẳng định, điều hành giá xăng dầu hiện nay được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường, mặc dù cần phải từng bước hướng tới thị trường hoàn chỉnh.

Theo dự thảo mới, Nhà nước để cho doanh nghiệp tự quyết định giá trong biên độ 5%... Nhưng điều đó không thể hiện tính “xin - cho” mà hướng tới điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường.

Nên áp giá trần cho xăng dầu

Trước lo ngại, giảm biên độ xuống 5% sẽ tạo ra lỗ hổng giúp doanh nghiệp lợi dụng biên độ, xé lẻ các đợt tăng giá để được tăng giá nhiều nhất có thể - trái với nguyên tắc quản lý giá và nguy cơ nghị định xăng dầu mới lần này sẽ là bước thụt lùi so với Nghị định 84, ông Nguyễn Xuân Chiến cho biết: “Nhà nước không bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Theo dự thảo mới, Nhà nước để cho doanh nghiệp tự quyết định giá trong biên độ 5%... Nhưng không phải doanh nghiệp muốn làm gì thì làm, mà có sự giảm sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có liên quan. Dự thảo nghị định mới hoàn toàn không nặng mang tính “xin - cho”, vì việc điều hành giá xăng dầu hiện nay đang được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường, mặc dù cần phải từng bước hướng tới thị trường hoàn chỉnh.”

Theo các chuyên gia kinh tế, việc trao quyền định giá cho doanh nghiệp dù trong biên độ 5% và có sự giám sát của cơ quan nhà nước cũng chưa thực sự thuyết phục. Bởi thực tế thời gian qua cho thấy, giá xăng dầu tăng thì nhanh, giảm thì chậm. Mỗi lần đề nghị tăng giá, doanh nghiệp đều viện đủ lý do. Phần lớn đề xuất tăng giá của doanh nghiệp xăng dầu được cơ quan quản lý chấp nhận.

Một số chuyên gia đề xuất, nên chăng cần áp giá trần cho xăng dầu. Dựa trên công thức giá cơ sở, thuế, lợi nhuật định mức, chi phí kinh doanh, quỹ bình ổn sẽ tính được giá trần. Doanh nghiệp cạnh tranh dưới mức giá trần này. Điều đó góp phần hạn chế tăng giá quá mức cho phép, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

TheoVOV

分享到: