【kết bong da ngoai hang anh】KBNN: Tăng tốc thanh toán điện tử liên ngân hàng

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 23:14:15 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:23次

kbnn tang toc thanh toan dien tu lien ngan hang

Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Hà Nội. Ảnh: Thu Hằng.

Cơ hội

Thời gian qua,ăngtốcthanhtoánđiệntửliênngânhàkết bong da ngoai hang anh KBNN đã tổ chức triển khai thí điểm TTĐTLNH tại Sở Giao dịch KBNN, Văn phòng KBNN Hải Phòng (từ tháng 4-2010) và Văn phòng KBNN Bà Rịa- Vũng Tàu (tháng 1-2013); đồng thời, đã tổ chức triển khai 3 chương trình ứng dụng: Chương trình TTĐTLNH, Chương trình giao diện TTĐTLNH, Chương trình đối chiếu TTĐTLNH trong nội bộ hệ thống KBNN.

Song song đó, KBNN thực hiện thanh toán điện tử song phương tập trung trên cơ sở ký kết với 4 ngân hàng thương mại gồm: BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank. Dự kiến triển khai thí điểm thanh toán điện tử song phương tập trung giữa KBNN với hệ thống Vietinbank trong quý III-2013 (sẽ thực hiện thí điểm tại Sở Giao dịch KBNN và 3 KBNN huyện trực thuộc KBNN Hà Nội, KBNN TP. Hồ Chí Minh và KBNN Hưng Yên).

Theo KBNN việc triển khai TTĐTLNH và thanh toán điện tử song phương tập trung về bản chất đều là thanh toán điện tử tập trung. Việc triển khai 2 hệ thống này sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thanh toán của các đơn vị giao dịch. Khi triển khai thanh toán điện tử song phương tập trung và TTĐTLNH thì các chứng từ thanh toán của KBNN, đặc biệt là các chứng từ thanh toán của các đơn vị giao dịch với KBNN sẽ được luân chuyển đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước/ ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản thông qua đường truyền dữ liệu điện tử, nên đảm bảo việc thanh toán nhanh, chính xác và an toàn hơn so với phương thức thanh toán bằng chứng từ giấy hiện nay.

Mặt khác, còn nâng cao khả năng thanh khoản của KBNN bởi khi tham gia thanh toán điện tử song phương tập trung, các KBNN huyện sẽ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại thay thế cho các tài khoản tiền gửi hiện nay và thực hiện thu, chi qua tài khoản thanh toán này; việc thu, chi của các tài khoản này sẽ được cân đối chung trên toàn quốc và do KBNN đảm bảo. Do đó, sẽ tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán cục bộ do KBNN cấp trên chưa kịp chuyển vốn về và sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của toàn hệ thống KBNN.

Tham gia TTĐTLNH và thanh toán điện tử song phương tập trung, KBNN sẽ thực hiện kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu thanh toán điện tử tập trung với Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại, thay thế cho phương thức luân chuyển, trao đổi chứng từ giấy như hiện nay. Qua đó, giảm thiểu thời gian và công sức nhập liệu, luân chuyển chứng từ của các đơn vị KBNN; đồng thời, nâng cao tính chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong việc xử lý các lệnh thanh toán.

Đối mặt rào cản

Mặc dù theo đánh giá của KBNN, việc tham gia thanh toán điện tử song phương tập trung và TTĐTLNH không ảnh hưởng lớn đến các cơ chế chính sách và các quy trình nghiệp vụ khác của KBNN. Tuy nhiên, cũng sẽ có những tác động đến hoạt động quản lý của KBNN như: KBNN sẽ phải thay đổi phương thức quản lý đã trở thành nếp đối với các đơn vị, cá nhân trong hệ thống KBNN, từ phương thức quản lý và cơ chế điều hành phân tán sang phương thức quản lý và cơ chế điều hành tập trung.

Thay đổi cơ chế quản lý điều hành vốn, từ việc phân cấp giao quyền tự chủ điều hành cho các địa phương sang cơ chế điều hành tập trung ngân quỹ về Trung ương để đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống thông qua các tài khoản chính của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước/ngân hàng thương mại.

Việc triển khai các hệ thống thanh toán tập trung sẽ tác động đến tổ chức và nguồn nhân lực của các đơn vị KBNN như: Chuyển từ cái cũ sang cái mới bao giờ cũng vấp phải sự phản ứng trong tư duy của một bộ phận cán bộ trong các đơn vị KBNN; Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ KBNN tại các bộ phận liên quan để nắm, hiểu rõ và tuân thủ đúng quy trình thanh toán điện tử, đồng thời, có khả năng làm chủ và vận hành các hệ thống thanh toán tập trung.

Quy trình thanh toán mới cũng sẽ đặt ra trách nhiệm của các cá nhân tham gia phải được tăng cường (thanh toán viên, kế toán trưởng, Giám đốc các đơn vị KBNN); đồng thời, từng cá nhân khi tham gia cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.

Vấn đề đặt ra, từng CBCC trong hệ thống phải chấp nhận thách thức trong đổi mới và ủng hộ xu hướng cải cách để xây dựng cho được hệ thống thanh toán tập trung hiện đại, hỗ trợ cho mục tiêu cải cách quản lý ngân quỹ nói riêng và cải cách tài chính công trong thời gian tới theo hướng: Công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ chung của thế giới.

Thu Hằng

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接