Ông Nguyễn Tân Thịnh trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Hạnh Thảo Ông Nguyễn Tân Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản đã nhận định như vậy,ăngtínhrănđechốnglãngphítrongsửdụngtàisảncôthống kê bóng đá ngoại hạng anh tại cuộc họp báo chuyên đề vừa được Bộ Tài chính tổ chức chiều 25/5. Minh bạch hóa thông qua hoạt động giám sát Về một số quy định cụ thể, ông Thịnh cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã quy định cấm sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân biếu, tặng cho không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Đồng thời, dự thảo quy định cấm cơ quan quản lý cấp trên giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới không phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC. Tuy vậy, để nâng cao tính minh bạch, tính răn đe, dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể về công khai TSC. Trong đó, ngoài chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, sự giám sát của cộng đồng và giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, ban thanh tra nhân dân cũng được đề cao. Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên và các cơ quan liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với TSC, tập trung vào các nội dung: Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về TSC; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với TSC; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Việc giám sát của cộng đồng được thực hiện theo 4 hình thức: Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tổ chức đoàn giám sát; tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; giám sát thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân được lập ở cấp xã. Rõ ràng hơn về sử dụng TSC vào kinh doanh Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi được đặt ra, như lo ngại về việc cho phép sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết… sẽ khiến việc đầu tư lãng phí tiếp tục tiếp diễn. Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, Luật Quản lý, sử dụng TSNN hiện hành cũng đã quy định rõ việc cho phép sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết nhưng phải đúng chức năng (Ví dụ: bệnh viện để khám bệnh, trường học phải dùng cho giáo dục…). Nhưng thực tế có thể có trường hợp dôi dư xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Ví dụ như: Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trung tâm Thể dục thể thao quốc gia buộc phải cho liên doanh, liên kết vì nếu chỉ để phục vụ nhiệm vụ chính trị sẽ không sử dụng hết, dẫn đến lãng phí, tài sản sẽ bị xuống cấp, hư hỏng. Do đó, để tránh thất thoát, lãng phí, tại dự thảo luật có bổ sung thêm quy định, không được sử dụng ngân sách để đầu tư các công trình sự nghiệp có mang tính chất kinh doanh. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phải tuân theo tiêu chuẩn, định mức. Việc đơn vị có tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết phải được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và phải công khai việc cho đối tượng nào thuê, giá thuê là bao nhiêu… Cũng có câu hỏi đặt ra về việc đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến tình hình cung cấp dịch vụ công cho xã hội, vì sợ không trả được nợ. Ông Thịnh cho biết, tại dự thảo luật đã quy định rất rõ, đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng TSC được đầu tư từ nguồn NSNN hoặc quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn, huy động, trừ quyền sử dụng đất dùng vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ NSNN. Vân Hà |