【kqbd bologna】Quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng
Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới,điểmđổimớicủaĐảngvềtngiotnngưỡkqbd bologna Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” lần đầu tiên khẳng định các quan điểm mới về tôn giáo, tín ngưỡng: i) tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; ii) tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; iii) đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Từ đây, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng cũng được định hướng: i) vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo; ii) nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và iii) công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.
Trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện: Chỉ thị 37 (1998) của Bộ Chính trị chỉ rõ: "Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (1998) khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo. Đặc biệt, Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX của Đảng (2003) đã tổng kết và phát triển tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức mới về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tập trung ở những nội dung chủ yếu sau:
Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ quan điểm "tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài" đến Nghị quyết 25, Đảng đã khẳng định rõ hơn “tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội". Luận điểm này, một mặt, cụ thể hóa quan điểm "tồn tại lâu dài" của tôn giáo, nhưng phát triển và làm rõ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta; mặt khác, khắc phục được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, rằng tôn giáo sẽ nhanh chóng lụi tàn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng khẳng định những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết 25 chỉ rõ: "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung". Đây là luận điểm mới, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa, đạo đức của các tôn giáo với mục tiêu xây dựng xã hội mới ở nước ta. Quan điểm này ngăn chặn và làm thất bại những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo, vi phạm nhân quyền, dân chủ, đồng thời phát huy mặt tích cực của các tôn giáo, tạo cơ sở cho sự đồng thuận xã hội.
Hai là, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo thường chỉ được tiếp cận hạn chế từ góc độ tư tưởng triết học và chính trị, với định nghĩa mang tính kinh điển "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"; tín ngưỡng thường được gắn liền với hủ tục, mê tín dị đoan…, thì giờ đây, tôn giáo tín ngưỡng đã được nhìn nhận là một phần của lịch sử dân tộc, văn hóa và đạo đức và hơn thế, là thực thể xã hội có khả năng cố kết cộng đồng và ổn định trật tự, an toàn xã hội... Quan điểm mới này đặt nền móng cho sự quản lý của các cấp chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo trong việc thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ, tương tự như việc bảo đảm các quyền khác của con người như ăn, mặc, cư trú, nhân quyền, dân chủ…
Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong thời kỳ Đổi mới. Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực. Trước đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ con người. Theo quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tôn giáo. Tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành vi xã hội của con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Tín đồ các tôn giáo với niềm tin vào đấng tối cao và cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừng phạt hoặc bị "quả báo" nếu phạm tội hoặc làm điều ác nên thường có hành vi đạo đức hướng thiện. Giáo lý giáo luật và những lời răn dạy của tôn giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh điều ác, tu nhân tích đức để được giải thoát (Phật giáo), được lên thiên đàng (Kitô giáo, Hồi giáo). Các tôn giáo không chỉ "thiêng hóa" các quy phạm đạo đức mà còn tạo ra dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi của tín đồ hướng đến cái thiện, bài trừ cái ác. Như vậy, đạo đức tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi xã hội của con người. Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn.
Bên cạnh những hạn chế, tôn giáo tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân văn, hướng thiện của nó, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Quan điểm nêu trên của Đảng khơi dậy, động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo.
Bốn là, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên nội hàm của tín ngưỡng được đề cập tới một cách chính thức trong văn kiện của Đảng. Trong tâm thức của người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân, với nước không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà còn là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Việc Đảng ta thừa nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần định hướng cho các tôn giáo, tín ngưỡng đồng hành, gắn bó với dân tộc, và việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, tâm lý của người dân. Bên cạnh việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân với nước, Đảng ta cũng chỉ rõ phải thượng tôn pháp luật, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Những quan điểm này mang tính biện chứng sâu sắc trong tư duy lý luận của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây và chống (xây dựng khối đoàn kết toàn dân, chống phân biệt đối xử, chống âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động gây rối); giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đấu tranh loại trừ các tệ nạn mê tín, hủ tục nhằm bảo đảm cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh.
Thực tiễn cho thấy, sự đổi mới tư duy của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng đã tạo nền tảng cho việc tạo lập các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào có đạo và tính hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các luật, nghị định về tín ngưỡng tôn giáo mới được ban hành trong năm 2016, 2017 là những bước tiến lớn trong việc luật hóa vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết, đòi hỏi việc xây dựng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện bởi các cấp, các ngành trong thời gian tới./.
Theo Nguyễn Nguyên Hồng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Theo tapchicongsan.org.vn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Thủy quái liên tục xuất hiện trên Google Earth
- Vũ khí của Việt Nam là chính nghĩa
- Tình hình Biển Đông ngày 29/5: Trung Quốc hung hăng, Mỹ sẽ đáp trả
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Bình Dương: Hàng nghìn chuyên gia nước ngoài đã trở lại làm việc
- Ai đứng sau bạo loạn Ucraina?
- Vật thể lạ dài 2m bị nghi ngờ độc hại
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Gặp người câu thủy quái Đà Nẵng lên rồi xẻ thịt
- Vụ giàn khoan: Tình hình rất căng thẳng
- Cứ 1 tàu Cảnh sát biển Việt Nam có 3 tàu Trung Quốc vây quanh
- Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- Tình hình biển Đông: Trung Quốc rút bớt tàu
- Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- Đảo chính quân sự tại Thái Lan: truyền thông bị o bế
- Bò rừng húc chết người ở Quảng Nam
- Bắc và Trung Bộ nắng nóng, có nơi trên 40 độ
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Bộ trưởng Y tế: Sởi bùng phát do… biến đổi khí hậu