【mc vs leicester】Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên khởi kiện vợ cũ
作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 21:58:09 评论数:
- Cho rằng vợ cũ giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty TNH cùng các công ty con thuộc Tập đoàn,ÔngchủTậpđoànTrungNguyênkhởikiệnvợcũmc vs leicester ông Vũ đã khởi kiện ra tòa.
Ngày 20/3, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (TNH) do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch HĐQT và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (ngụ Q3.TP.HCM).
Theo đơn khởi kiện, ông Vũ cho rằng bà Thảo có hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Nên thay mặt TNH, ông Vũ yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi trái phép, chiếm đoạt con dấu của TNH...
Yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền của TNH; chấm dứt hành vi nhân danh TNH để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền. Đồng thời, ông Vũ yêu cầu bà Thảo trả ngay cho TNH con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt vào ngày 16/10/2015.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
Tại tòa, đại diện phía ông Vũ trình bày, bà Thảo là cổ đông của TNH với tỉ lệ cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ của TNH nên sáng ngày 16/10/2015, bà Thảo đã dẫn theo một số người đến trụ sở của TNH khống chế bà Lê Thị Bích Hạnh (thư ký Ban Tổng giám đốc) để cưỡng đoạt bất hợp pháp hàng loạt con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, các công ty con và chi nhánh của các công ty trong hệ thống Tập đoàn Trung Nguyên.
Theo đó, hành vi cưỡng đoạt trái phép này của bà Thảo đã được Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Tân lập vi bằng.
Sau khi bị chiếm đoạt con dấu, TNH và các công ty con trong Tập đoàn Trung Nguyên đã và đang gặp nhiều khó khăn như một số công ty không thể giao dịch với ngân hàng, với các đối tác, khách hàng và cơ quan thuế…do không có con dấu.
Một số công ty khác dù đã làm lại con dấu nhưng việc tồn tại song song 2 con dấu đang tạo ra nhiều bất cập, rối loạn trong hoạt động quản lý điều hành của tập đoàn.
Tập đoàn Trung Nguyên đã phát hành nhiều văn bản yêu cầu bà Thảo trao trả các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà đang giữ bất hợp pháp. Tuy nhiên bà Thảo vẫn không thực hiện việc hoàn trả.
Cũng theo trình bày của đại diện cho ông Vũ, sau khi có các con dấu của TNH và các công ty con, bà Thảo đã sử dụng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Cụ thể, ngày 23/10/2015, bà Thảo đã gửi đến toàn bộ nhân viên và quản lý cấp cao của Tập đoàn Trung Nguyên Quyết định số 23.10/QĐBN-HĐQT tự mạo danh HĐQT, bổ nhiệm chính mình giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên (TNG), sử dụng con dấu TNG mà bà chiếm đoạt để đóng lên quyết định này.
Tiếp đó, ngày 30/5/2017, bà Thảo nhân danh TNH phát hành các văn bản có đóng dấu của TNH đến các nhà phân phối của Tập đoàn Trung Nguyên để yêu cầu đối tác “dừng việc phân phối hay bán sản phẩm Trung Nguyên, G7 tại thị trường Mỹ”.
Theo đại diện của ông Vũ, từ ngày 31/12/2014, bà Thảo không còn được ủy quyền để thực hiện bất kỳ công việc liên quan đến hoạt động của TNH. Việc bà Thảo sử dụng con dấu của TNH phát hành đến nhà phân phối là hành vi mạo danh, gây mất hình ảnh và uy tín của Trung Nguyên đối với đối tác.
Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ mà phía ông Vũ cung cấp, HĐXX đã chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên. Tòa tuyên buộc bà Thảo phải trả lại con dấu đã chiếm giữ trái phép cũng như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH.
Tòa nhận thấy căn cứ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (12/12/2009) và giấy thay đổi lần 3 ngày 12/4/2016 thì TNH có người đại diện theo pháp luật là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, việc quản lý sử dụng con dấu phải thực hiện theo điều lệ công ty.
Điều lệ công ty quy định, con dấu phải được lưu giữ tại công ty, người có thẩm quyền đảm bảo việc giữ con dấu theo quy định của pháp luật. Chính vì bà Thảo không phải người đại diện theo pháp luật nên không có quyền chiếm giữ con dấu.
Như vậy, việc bà Thảo chiếm giữ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký là trái quy định của pháp luật nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận.
Về yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi đóng dấu lên các chữ ký của người không có thẩm quyền của công ty, tòa nhận định bà Thảo không được phép làm chuyện này.
Bởi lẽ, pháp luật quy định nghiêm cấm hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền do thời hạn ủy quyền cho bà Thảo được sử dụng con dấu chỉ có hiệu lực đến 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 bà Thảo sử dụng con dấu để đóng lên các văn bản là trái luật.
Do bà Thảo không phải người có thẩm quyền của TNH, mà chỉ là thành viên của HĐQT và cổ đông góp vốn nên phải tuân thủ quy định của điều lệ doanh nghiệp và cổ đông công ty, chỉ thực hiện các công việc theo thẩm quyền của cổ đông góp vốn.
Vì vậy, yêu cầu của công ty TNH buộc bà Thảo dừng các công việc của người không có thẩm quyền là chính đáng.
Grab ‘xúi’ Vinasun kiện Bộ Giao thông vận tải
Cho rằng vì Grab cạnh tranh không lành mạnh khiến Vinasun thiệt hại hơn 41 tỷ đồng, hơn 8.000 người lao động của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi nên Vinasun đã khởi kiện Grab ra tòa.